10 dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng

By vietbaixuyenviet

Bệnh tay chân miệng là bệnh gì và có nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ hay không. Hãy cùng mtrend.vn điểm danh ngay 10 dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng ở trẻ để có sự đề phòng tốt hơn.

Khái quát về bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là gì?

1 Benh tay chan mieng xay ra o do tuoi nao
Bệnh tay chân miệng xảy ra ở độ tuổi nào?

Bệnh tay chân miệng chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ với nhiều triệu chứng như đau họng, sốt, nổi ban,…và tùy trường hợp sẽ do một số loại virus khác nhau gây ra. Thông thường, bệnh sẽ nhanh chóng khỏi sau hai tuần, tuy nhiên, đối với vài trường hợp bệnh quá nặng rất dễ chuyển sang biến chứng nghiêm trọng. Thậm chí có thể gây ra viêm màng não, bại liệt hoặc tử vong. Do đó, bố mẹ không nên quá chủ quan với bệnh tình của con mà cần đến các cơ quan y tế để được hỗ trợ.

Đối tượng thường bị bệnh tay chân miệng

Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ dưới 5 tuổi rất dễ mắc phải bệnh tay chân miệng do sức đề kháng yếu. Ở một số trường hợp ngoại lệ bệnh cũng xuất hiện ở người lớn tuổi hơn

>>Đọc thêm: 10 dấu hiệu sảy thai và dọa sảy thai

10 dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng

Nổi ban

Ở trẻ bị tay chân miệng rất dễ gặp phải các biểu hiện nổi ban trên bề mặt da. Vết ban thường tròn hoặc bầu dục, có đường kính vài 2mm hoặc lớn hơn, ban có màu xám và dễ trở thành bọng nước trong những ngày kế tiếp. Vị trí xuất hiện ban đỏ chủ yếu tập trung ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Tuy việc nổi ban không khiến trẻ đau rát hoặc ngứa ngáy nhưng có xu hướng kéo dài liên tục khoảng 2 tuần mới kết thúc.

Loét miệng

Những vết loét xung quanh miệng bé thường xuất hiện sau triệu chứng nổi ban vài ngày và một phần do chính những nốt ban tại vị trí miệng gây ra. Đúng vậy, phát triển nặng hơn so với ban, vết loét có miệng rộng khoảng 5mm gây cho trẻ cảm giác đau đớn, khó bú mẹ hoặc ăn uống. Nhất là trong trường hợp vết loét xuất hiện tại lưỡi, trong vòm họng của trẻ.

Sốt nhẹ nhưng không hiệu quả với thuốc

Khi trẻ bị sốt nhẹ, bố mẹ có thể chủ động cho trẻ dùng thuốc theo hướng dẫn trước đó của bác sĩ để làm hạ sốt. Tuy nhiên, khi dùng thuốc đúng cách mà nhiệt độ sốt của trẻ không thuyên giảm thậm chí còn có xu hướng gia tăng kèm theo tình trạng quấy khóc thì rất có khả năng trẻ đã bị nhiễm độc thần kinh và cần được đưa đến bệnh viện ngay.

Sốt cao

2 Sot cao 1 trong 10 dau hieu tre bi tay chan mieng
Sốt cao – 1 trong 10 dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng

Trẻ nhỏ khi bị sốt cao liên tục không hạ rất có thể là dấu hiệu của bệnh tay chân miệng nặng và bố mẹ không được coi thường. Thay vào đó, nên ngay lập tức đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám bệnh và kịp thời điều trị.

Quấy khóc không ngừng

1 trong 10 dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng nguy hiểm thường gặp là tình trạng quấy khóc liên tục không ngừng cả đêm lẫn ngày và thời gian ngủ rất ít. Nhiều bà mẹ cho rằng do vết loét gây đau đớn nên trẻ không ngủ được nhưng nguyên nhân thực sự đằng sau đó rất có thể do trẻ đã bị virus làm nhiễm độc thần kinh. Nói cách khác, ứng phó với bất kể sự bất thường nào của con, bố mẹ nên có sự cảnh giác cao và nên sớm nhờ bác sĩ chuyên khoa can thiệp.

Vã mồ hôi

Ngay cả khi đang ngủ hoặc khi thức giấc, trẻ mắc bệnh tay chân miệng rất dễ bị vã mồ hôi nhiều hơn bình thường. Biểu hiện khác đi kèm là việc cơ thể trở nên lạnh hơn bình thường nhất là ở phần tay và chân.

Rối loạn ý thức

Một sự ảnh hưởng nghiêm trọng khác của căn bệnh tay chân miệng đối với trẻ nhỏ là tình trạng rối loạn ý thức. Trẻ em gặp phải vấn đề này thường có dấu hiệu ngủ gà ngủ gật, ngủ nhiều hơn so với bình thường. Bên cạnh đó, trong các hoạt động hàng ngày, trẻ thường phản ứng một cách chậm chạp. Các bước chân di chuyển, chạy nhảy thường bị loạng choạng, dễ té ngã hơn trước. Nếu để ý kỹ bố mẹ sẽ rất dễ phát hiện sự bất thường của con và nên nhanh chóng đưa con điều trị để làm giảm tối đa ảnh hưởng của bệnh.

>>Đọc thêm: Bệnh Sùi mào gà và 10 dấu hiệu Sùi mào gà thường gặp

Triệu chứng giật mình

3 tre de giat minh quay khoc khi benh tay chan mieng chuyen bien nang
Trẻ dễ giật mình, quấy khóc khi bệnh tay chân miệng chuyển biến nặng

Trẻ dễ giật mình khi đang ngủ, đang chơi đùa hoặc với những tiếng động chỉ hơi lớn hơn thông thường một ít chính cũng rất có thể là tác động từ bệnh tay chân miệng mà ra. Đây có thể xem như biến chứng nhiễm độc thần kinh nhẹ nhưng trẻ cần được liên tục theo dõi bởi bác sĩ để đảm bảo trí tuệ không bị ảnh hưởng về sau.

Tiểu ít

Tình trạng tiểu ít thường xảy ra khi bệnh tay chân miệng ở trẻ đã phát triển ở mức độ nặng hơn. Virus gây bệnh dần gây ra những tổn hại đến thận, huyết áp, từ đó làm giảm hẳn lượng nước tiểu của trẻ. Bố mẹ thường được bác sĩ hướng dẫn thu thập để theo dõi nước tiểu của con để nắm bắt bệnh trạng chính xác hơn.

Khó thở

Trong 10 dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng còn có cả tình trạng khó thở nếu bệnh tình chuyển sang giai đoạn nguy hiểm. Đúng vậy, do sự ảnh hưởng của virus, trẻ thường thở nhanh hơn, hô hấp co rút, khó khăn. Nhiều trường hợp còn dễ dẫn tới chứng suy tim, rối loạn huyết động thậm chí khiến trẻ tử vọng.

Kết luận

Như vậy, thông qua 10 dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng có thể thấy rằng dù đây là căn bệnh phổ biến và trong trường hợp nhẹ không có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bố mẹ cần hết sức cẩn trọng khi con bị bệnh và nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để chắc rằng trẻ không gặp phải biến chứng nguy hiểm sau đó.

>>Tham khảo thêm các bài viết cùng chuyên mục tại mtrend.vn

Viết một bình luận

Chương trình giúp "CON GIỎI NGHE - NÓI - ĐỌC - VIẾT" thành thạo tiếng anh trước tuổi lên 10 và nhiều phần quà hấp dẫn. Tìm hiểu thêm