1. Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến tâm hồn người chiến sĩ – thi sĩ Tố Hữu? 2. Nên hiểu nhan đề bài thơ

By Isabelle

1. Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến tâm hồn người chiến sĩ – thi sĩ Tố Hữu?
2. Nên hiểu nhan đề bài thơ như thế nào? Hãy viết một câu văn có bốn chữ đầu là “Khi con tu hú” để tóm tắt nội dung bài thơ.
3. Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy?
4. Trong bài thơ tiếng tu hú được nhắc đến mấy lần? Chỉ ra sự thay đổi tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú.
5. Nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu.
6. Phân tích tâm trạng người tù – chiến sĩ được thể hiện ở 4 câu thơ cuối.
7. Cho khổ thơ sau:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”
Chỉ ra câu cảm thán và nêu tác dụng.

0 bình luận về “1. Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến tâm hồn người chiến sĩ – thi sĩ Tố Hữu? 2. Nên hiểu nhan đề bài thơ”

  1. 1.

    -Bài thơ khi con tu hú được sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ,khi tác giả mới bị bắt giam ở đây,lúc đó ông vào tù được ba tháng và tuổi đời mới 19.

                -Tác động: Người tù các chiến sĩ ở đây bị tách biệt hẳn với cuộc sống bên ngoài về mọi mặt trừ âm thanh.Cuộc sống như dồn vào phạm vi âm thanh.

    2.

    -Nhan đề bài thơ:

    +Là một vế phụ chỉ thời gian trong một câu => gây sự chú ý.

    +Tiếng chim tu hú: tín hiệu của sự sống , mùa hè.

    -Khi con tu hú gọi bầy cũng là khi đất trời chuyển sang hè, trong không gian lao tù bức bối, ngột ngạt, người chiến sĩ cách mạng lắng nghe mùa hè đang rạo rực càng thêm cháy bỏng niềm yêu sống, khao khát tự do.

    -Tiếng tu hú kêu tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ vì nó gợi nhắc về mùa hè phóng khoáng, tưng bừng với bao cảnh sắc quyến rũ đối lập với cảnh tù chật chội.

    3.

    Tiếng tu hú kêu tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ vì nó gợi nhắc về mùa hè phóng khoáng, tưng bừng với bao cảnh sắc quyến rũ đối lập với cảnh tù chật chội.

    4.

    Tiếng tu hú được nhắc đến 2 lần: 

    -Lần 1: Là tiếng chim gọi bầy gọi bạn nhẹ nhàng vọng vào nhà tug: ‘Khi tu hú gọi bầy”

    -Lần 2:Vẫn Là tiếng chim tú hú nhưng đây lại là tiếng thúc dục , làm” Dậy” trong lòng tác giả ý nghĩa thực sự của cách mạng. Chú chim mạnh mẽ ấy( tác giả) Muốn tháo cũi sổ lồng để bay mãi với bầu trời xanh bay cùng vs lý tưởng cách mạng, Ông muốn đập tan cái lồng-Nhà tù: Mà ta muốn đập tan phòng hè ôi 

    5.

    Tiếng chim tu hú gọi mùa đã mở ra vẻ đẹp chào mời hấp dẫn của mùa hè. Mọi diễn đạt đều bắt nguồn từ cảm nhận bằng hồn thơ tinh tế, tình yêu cuộc sống, khao khát tự do mãnh liệt. Bức tranh thiên nhiên cũng vì thế vui nhộn, giàu sức sống.

    6.

    Tâm trạng của người chiến sĩ khi ở trong nhà tù:

       + Cách ngắt nhịp bất thường: 6/2 ; 3/3

       + Các động từ mạnh: dậy, đạp tan, ngột, chết uất → nhấn mạnh tâm trạng bức bối, ngột ngạt của người chiến sĩ.

       + Các từ cảm thán: ôi, thôi, làm sao → sự tiếc nuối, muốn vượt thoát khỏi thực tại.

      – Mở đầu bài thơ và cuối bài thơ đều có hình ảnh tiếng chim tu hú- âm thanh của sự sống tự do, tươi sáng vọng vào gọi mời người chiến sĩ.

       + Tâm trạng của người chiến sĩ ở đầu và cuối bài thơ khác nhau: mở đầu bài thơ là cuộc sống tự do háo hức, rộn ràng >< cuối bài thơ cảm giác ngột ngạt, u uất lên tới đỉnh điểm.

       + Tiếng chim đầu bài thơ báo hiệu mùa hè tươi mới, rộn ràng đến cuối bài thơ tiếng chim như tô đậm thêm tâm trạng đau khổ vì cảnh giam hãm, mất tự do.

    7.

    Câu cảm thán: ôi

    Tác dụng :thấy được tâm trạng của người tù ngột ngạt, bực bội, muốn thoát khỏi cảnh tù đày để hướng tới cuộc sống tự do 

    Trả lời

Viết một bình luận