1. Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông chat chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý Trần ở điểm nào 2. Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì giống và khác thời T

By Abigail

1. Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông chat chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý Trần ở điểm nào
2. Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì giống và khác thời Trần
3. Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý Trần
4. Xã hội thời Lý Trần và Lê sơ có những giai cấp tang lớp nào, So sánh điểm giống và khác nhau
5. Những thành tựu về văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời trần và thời Lê sơ có gì khác nhau
Mình biết dài nhưng cảm ơn bạn

0 bình luận về “1. Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông chat chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý Trần ở điểm nào 2. Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì giống và khác thời T”

  1. 1.

    bộ máy Nhà nước thời Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý -Trần ở những điểm sau: – ở triều đình: + vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

    2.

    -Giống nhau:

     +Pháp luật bảo vệ quyền lợi của vua và các quan đại thần.

    +Cấm giết mổ trâu, bò

    -Khác nhau:

    *Thời Lý- Trần

    +Bảo vệ quyền lợi tư hữu 

    +Chưa bảo vệ quyền lợi của  phụ nữ 

    *Thời Lê Sơ

    +Bảo vệ quyền lợi của quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế

    +Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc

    +Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

     +Hạn chế phát triển nô tì

    +Pháp luật thời Lê sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn thể hiện ở bộ luật Hồng Đức 

    3.

    a/ Nông nghiệp

     -giống nhau: nông nghiệp phát triển, nhà nước quan tâm mở rộng diện tích đất trồng, xây dựng hệ thống đê điều kiên cố.

     -khác nhau:

     + Thời Lí, Trần: ruộng đất công chiếm ưu thế

     + Thời Lê sơ: ruộng đất tư ngày càng nhiều 

    b/ Thủ công nghiệp 

    -giống nhau: nhiều ngành nghề thủ công phát triển

     -khác nhau: Thời Lê sơ có xưởng thủ công của nhà nước( cục bách tác ) 

    c/ Thương nghiệp

     -giống nhau: cả nội thương và ngoại thương đều phát triển 

    -khác nhau: Thời Lê sơ càng có nhiều chợ, vua khuyến kích phát triển thương nghiệp 

    4.

    * Xã hội thời Lý – Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp:

    – Giai cấp thống trị: vua, địa chủ, quan lại, vương hầu, quý tộc.

    – Giai cấp bị trị: Nông dân, tầng lớp thợ thủ công, thương nhân, nông nô, nô tì.

    * Điểm khác nhau:

    – Thời Lý – Trần: tầng lớp quý tộc vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, quan lại chủ yếu là người trong hoàng tộc. Tầng lớp nông nô – nô tì có số lượng lớn, rất đông đảo trong xã hội.

    – Thời Lê sơ: quan lại chủ yếu là do khoa cử mà đỗ đạt làm quan. Tầng lớp nông nô không còn, nô tì giảm dần về số lượng và được căn bản giải phóng vào cuối thời Lê sơ, tầng lớp địa chủ tư hữu phát triển rất mạnh.

    5.

    * Khác với thời Lý – Trần:

    – Thời Lê sơ, Phật giáo không còn phát triển và chiếm địa vị thống trị trên lĩnh vực tư tưởng như thời Lý – Trần, nhưng Nho giáo lại chiếm địa vị độc tôn, chi phối đối với lĩnh vực văn hoá, tư tưởng.

    – Giáo dục, văn học, khoa học thời Lê sơ đạt được nhiều thành tựu mới.

    mình ko spam nha

    Trả lời
  2. – Ở triều đình:

    + Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc.

    + Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

    + Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

    + Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

    – Ở các đơn vị hành chính: Thời vua Lê Thánh Tông, chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã. => Thể hiện nhà nước trung ương đã với tay đến tận địa phương.

    – Ở cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại:

    + Đẩy mạnh và mở rộng giáo dục: mở thêm các trường học, nới rộng các đối tượng được đi học,…

    + Đưa chế độ thi cử vào nề nếp, có hệ thống để đào tạo và tuyển chọn quan lại: thi Hương ở các đạo, thi Hội, thi Đình ở kinh đô. Tổ chức nhiều kì thi hơn thì số lượng các trí thức cử nhân, tiến sĩ, trạng nguyên cũng nhiều hơn.

    + Đối tượng chủ yếu để được tuyển chọn làm quan là những người có học, được đào tạo trong nhà trường, đỗ đạt, có học vị.

    Trả lời

Viết một bình luận