1,Cơ thể tôm, nhện, châu châu gồm mấy phần. Kể tên và nêu chức năng các phần phụ trên mỗi phần 2,Các loài giun sán kí sinh gây bệnh gì cho con người v

By Emery

1,Cơ thể tôm, nhện, châu châu gồm mấy phần. Kể tên và nêu chức năng các phần phụ trên mỗi phần
2,Các loài giun sán kí sinh gây bệnh gì cho con người và động vật. Kể tên và cách phòng tránh
3, Trong 3 lớp của ngành chân khớp, lớp nào có giá trị thực phẩm cao nhất và cho ví dụ.

0 bình luận về “1,Cơ thể tôm, nhện, châu châu gồm mấy phần. Kể tên và nêu chức năng các phần phụ trên mỗi phần 2,Các loài giun sán kí sinh gây bệnh gì cho con người v”

  1. 1. 

    Tôm

    – Cơ thể tôm được chia làm 2 phần: phần đầu ngực và phần bụng.

    – Phần đầu ngực: 

    + 2 mắt kép, 2 đôi râu: định hướng và phát hiện mồi.

    + Các chân hàm: giữa và xử lí mồi.

    + Các chân ngực (1 đôi càng và 4 đôi chân bò): tự vệ, tấn công con mồi và giúp tôm duy chuyển.

    – Phần bụng: 

    +  Các chân bụng: bơi, giúp giữ thăng bằng và ôm trứng đối với con cái.

    + Tấm lái: định hướng khi bơi và giúp tôm nhảy.

    Nhện

    – Cơ thể hình nhện gồm có 2 phần là:

    + Phần đầu – ngực: tấn công, định hướng, di chuyển.

    + Phần bụng: có nội quan, cơ quan hô hấp, cơ quan sinh sản, cơ quan chăng tơ.

    Châu chấu 

    – Cơ thể châu chấu được chia làm 3 phần: đầu, ngực và bụng.

    – Phẫu đầu: 

    + Râu: có chức năng như cơ quan xúc giác và khứu giác.

    + Mắt kép: phát hiện con mồi nhìn rõ vào ban đêm.

    + Cơ quan miệng: nhai và nghiền nát thức ăn.

    – Phần ngực: 

    + 3 đôi chân: giúp châu chấu bò và bật nhảy xa hơn.

    + 2 đôi cách: giúp bay lượn trên không trung.

    – Phần bụng: nhiều đốt, mỗi đốt có lỗ thở.

    2. 

    – Các loài giun sán kí sinh gây bệnh gì cho con người và động vật: gây đau bụng, tắc ống mật, tắc ruột.

    – Cách phòng bệnh giun sán: 

    + Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần ở trẻ em và người lớn. Sử dụng các loại thuốc tẩy giun theo hướng dẫn của bác sĩ.

    + Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

    + Giữ vệ sinh cá nhân như: cắt móng tay, móng chân ngắn, sạch.

    + Thực hiện ăn chín, uống sôi, rau sống cần rửa sạch trước khi ăn.

    + Đi giày, dép, găng tay khi tiếp xúc với đất ẩm.

    + Vệ sinh môi trường xung quanh. Không phóng uế bừa bãi.

    3. 

    – Lớp Giáp xác có giá trị thực phẩm lớn nhất là vì hầu hết các loài tôm, cua ở biển và ở nước ngọt đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao với khối lượng lớn. Nên có một vài vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho con người và xuất khẩu.

    – VD: tôm, cua,…

    Trả lời
  2. 1. 

    *Tôm

    – Cơ thể tôm được chia làm 2 phần: phần đầu-ngực và phần bụng.

    – Phần đầu-ngực: 

    + 1 đôi mắt kép, 1 đôi râu: định hướng và phát hiện mồi.

    + Chân hàm: giữ và xử lí mồi.

    + Chân ngực : tự vệ, tấn công con mồi và giúp tôm duy chuyển.

    – Phần bụng: 

    + Chân bụng: bơi,  giữ thăng bằng và ôm trứng đối với con cái.

    + Tấm lái: bơi và giúp tôm nhảy.

    Nhện

    – Cơ thể hình nhện gồm có 2 phần là: phần đầu-ngực và phần bụng

    – Phần đầu-ngực: 

    + 2 đôi mắt: quan sát

    + 1 đôi chân xúc giác: cảm giác về xúc giác

    + 1 đôi kìm: tiết nọc độc làm tê liệt con mồi

    + 4 đôi chân: di chuyển

    – Phần bụng: 

    + Khe bụng: hô hấp

    + Lỗ sinh dục: sinh sản

    + Núm tuyến tơ: sinh ra tơ nhện

    *Châu chấu 

    – Cơ thể châu chấu được chia làm 3 phần: đầu, ngực và bụng.

    – Phần đầu: 

    + Râu: có chức năng như cơ quan xúc giác và khứu giác.

    + Mắt kép: phát hiện con mồi nhìn rõ vào ban đêm.

    + Miệng: nhai và nghiền nát thức ăn.

    – Phần ngực: 

    + 3 đôi chân: bò và bật nhảy.

    + 2 đôi cách: bay.

    – Phần bụng có lỗ thở giúp hô hấp.

    2. 

    – Các loài giun sán kí sinh gây : đau bụng, tắc ống mật, tắc ruột, ốm yếu.

    – Cách phòng bệnh : 

    + Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.

    + Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

    + Giữ vệ sinh cá nhân.

    + Ăn chín, uống sôi, rửa sạch đồ ăn trước khi ăn.

    3. 

    – Lớp Giáp xác có giá trị thực phẩm lớn nhất là vì có hầm lượng chất dinh dưỡng cao và tươi ngon.

    – VD: tôm, cua,…

     

    Trả lời

Viết một bình luận