1.Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của A. giai cấp nông dân Việt Nam. B. giai cấp công nhân Việt Nam. C. giai cấp tư sản Việt Nam. D.

By Josephine

1.Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của

A.
giai cấp nông dân Việt Nam.
B.
giai cấp công nhân Việt Nam.
C.
giai cấp tư sản Việt Nam.
D.
giai cấp tiểu tư sản Việt Nam.
2.
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là

A.
thuộc địa của Anh, Pháp, Mĩ, Nhật.
B.
thuộc địa của thực dân phương Tây.
C.
thuộc địa của Mĩ, Nhật.
D.
thuộc địa của Pháp, Nhật.
3.So với phong trào cách mạng 1930 – 1931, mục tiêu đấu tranh của phong trào dân chủ 1936 – 1939 có sự thay đổi là

A.
tập trung vào nhiệm vụ đánh đổ chế độ phong kiến.
B.
đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
C.
đòi chia lại ruộng đất cho nông dân.
D.
đòi giảm tô thuế, xóa nợ cho nhân dân.
4.
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của nước Việt Nam là

A.
mở rộng qua hệ ngoại giao với các nước.
B.
khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế.
C.
thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước.
D.
ổn định tình hình chính trị, xã hội ở miền Nam.

0 bình luận về “1.Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của A. giai cấp nông dân Việt Nam. B. giai cấp công nhân Việt Nam. C. giai cấp tư sản Việt Nam. D.”

  1. 1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 (từ tháng 10-1930 đổi tên là Đảng Cộng sản Đông Dương), là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới. Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm đầu của thế kỉ XX.

    => Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam.

    => Đáp án B.

    2. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của các nước thực dân phương Tây  (SGK trang 21).

    => Đáp án B.

    3. Mục tiêu đấu tranh:

    – Phong trào cách mạng 1930-1931: chủ yếu là đòi cải thiện đời sống: công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm, nông dân đòi giảm sưu, giảm thuế.

    – Phong trào dân chủ 1936-1939: chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, bọn phản động, tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

    => Đây là sự thay đổi của phong trào dân chủ 1936-1939 so với phong trào cách mạng 1930-1931.

    => Đáp án B.

    4. Tình hình hai miền Bắc–Nam sau Đại thắng Xuân 1975: 

    – Khó khăn của miền Bắc: bị cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài.

    – Khó khăn của miền Nam:

    + Cơ sở của chế độ thực dân ở địa phương cùng bao di hại xã hội vẫn còn tồn tại.

    + Nền kinh tế nông nghiệp vẫn còn lạc hậu, sản xuất nhỏ và phân tán là phổ biến, phát triển mất cân đối, lệ thuộc nặng nề vào viện trợ từ bên ngoài.

    => Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế là nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của nước Việt Nam.

    => Đáp án B.

    Trả lời

Viết một bình luận