1 Để tìm hiểu sự phụ thuộc của nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên vào chất làm nên vật, cần phải xác định và so sánh nhiệt lượng thu vào của các vật

By Everleigh

1
Để tìm hiểu sự phụ thuộc của nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên vào chất làm nên vật, cần phải xác định và so sánh nhiệt lượng thu vào của các vật có những đặc điểm:
A:
cùng khối lượng và có độ tăng nhiệt độ bằng nhau nhưng làm bằng các chất khác nhau.
B:
cùng vật liệu, có khối lượng và độ tăng nhiệt độ bằng nhau
C:
cùng vật liệu và có khối lượng bằng nhau nhưng có độ tăng nhiệt độ khác nhau.
D:
có khối lượng và độ tăng nhiệt độ khác nhau nhưng làm cùng vật liệu.
22
Nhiệt lượng là:
A:
Phần cơ năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình thực hiện công
B:
Phần nhiệt năng vật mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt
C:
Phần nhiệt năng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt
D:
Phần nhiệt năng vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt
23
Đường tan trong nước nóng nhanh hơn tan trong nước lạnh vì nhiệt độ cao của nước nóng đã làm cho
A:
các phân tử đường bị các phân tử nước hút mạnh hơn nên bị tan ra nhanh hơn.
B:
các phân tử nước và các phân tử đường chuyển động nhanh hơn và xen vào khoảng cách của nhau nhanh hơn
C:
các phân tử nước và các phân tử đường chuyển động chậm hơn, xen vào khoảng cách của nhau chính xác hơn.
D:
nước bay hơi nhanh hơn nên lượng nước giảm đi làm cho đường tan ra dễ dàng hơn
24
Phải sử dụng kính hiển vi hiện đại có khả năng phóng đại hàng triệu lần thì mới quan sát được các phân tử, nguyên tử bởi vì
A:
Khoảng cách giữa các phân tử, nguyên tử quá xa
B:
Các phân tử, nguyên tử chuyển động quá nhanh
C:
Thời gian tồn tại của các phân tử, nguyên tử quá ngắn
D:
Kích thước của các phân tử, nguyên tử quá nhỏ bé
25
Chọn nhật xét sai
A:
Trong hiện tượng đối lưu có sự truyền nhiệt lượng từ phần có nhiệt độ cao hơn sang phần có nhiệt độ thấp hơn.
B:
Sự đối lưu xảy ra khi hai vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau.
C:
Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng nở vì nhiệt.
D:
Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng cơ học: lớp nước nóng nổi lên, lớp nước lạnh chìm xuống.
26
Chọn phát biểu sai.
A:
Vật lạnh quá thì không thể bức xạ nhiệt
B:
Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không.
C:
Bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng
D:
Một vật khi hấp thụ bức xạ nhiệt truyền đến thì nhiệt độ của vật sẽ tăng lên
27
Các phân tử khí chuyển động trong phòng với vận tốc rất lớn, nhưng khi mở lọ nước hoa ở đầu lớp thì phải một lúc sau cuối lớp mới ngửi thấy mùi nước hoa bởi vì:
A:
Các phân tử nước hoa phải mất một thời gian để kết hợp với các phân tử không khí rồi mới tiếp tục di chuyển
B:
Các phân tử nước hoa chuyển động hỗn độn, va vào các phân tử không khí nên bị đổi hướng liên tục, sau một thời gian mới đến cuối lớp
C:
Khoảng cách giữa các phân tử không khí quá nhỏ so với kích thước các phân tử nước hoa nên cản trở sự di chuyển của các phân tử nước hoa.
D:
Các phân tử nước hoa không chuyển động ngay khi vửa mở lọ nước hoa, mà một lúc sau mới chuyển động.
28
Để tìm hiểu sự phụ thuộc của nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên vào độ tăng nhiệt độ của vật, cần phải xác định và so sánh nhiệt lượng thu vào của các vật có những đặc điểm:
A:
cùng khối lượng và có độ tăng nhiệt độ bằng nhau nhưng làm bằng các chất khác nhau.
B:
cùng vật liệu và độ tăng nhiệt độ khác nhau nhưng có khối lượng bằng nhau.
C:
cùng vật liệu và có khối lượng bằng nhau nhưng có độ tăng nhiệt độ khác nhau.
D:
có khối lượng và độ tăng nhiệt độ khác nhau nhưng làm bằng cùng vật liệu.
29
Một ngọn lửa của cây nến đang cháy, năng lượng nhiệt được truyền
A:
lên trên
B:
theo phương ngang
C:
xuống dưới
D:
đều theo mọi hướng
30
Khi hòa tan hai chất lỏng (không có phản ứng hóa học) vào với nhau thì thể tích của hỗn hợp
A:
có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn tổng thể tích hai chất lỏng ban đầu, tùy thuộc vào loại chất lỏng
B:
bằng tổng thể tích hai chất lỏng ban đầu
C:
lớn hơn tổng thể tích hai chất lỏng ban đầu
D:
nhỏ hơn tổng thể tích hai chất lỏng ban đầu

0 bình luận về “1 Để tìm hiểu sự phụ thuộc của nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên vào chất làm nên vật, cần phải xác định và so sánh nhiệt lượng thu vào của các vật”

  1. 1. A: cùng khối lượng và có độ tăng nhiệt độ bằng nhau nhưng làm bằng các chất khác nhau.

    22. D: Phần nhiệt năng vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt

    23. B: các phân tử nước và các phân tử đường chuyển động nhanh hơn và xen vào khoảng cách của nhau nhanh hơn

    24. D: Kích thước của các phân tử, nguyên tử quá nhỏ bé

    25. B: Sự đối lưu xảy ra khi hai vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau.

    26. B: Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không.

    27. B: Các phân tử nước hoa chuyển động hỗn độn, va vào các phân tử không khí nên bị đổi hướng liên tục, sau một thời gian mới đến cuối lớp

    28. C: cùng vật liệu và có khối lượng bằng nhau nhưng có độ tăng nhiệt độ khác nhau.

    29. D: đều theo mọi hướng

    30. D: nhỏ hơn tổng thể tích hai chất lỏng ban đầu

     

    Trả lời

Viết một bình luận