1:Đồng bằng nước ta phân bố ở đâu ? so sánh sư giống khác giữa đồng bằng sông Hồng và đòng băng sông Cửu Long 2 : cơ cấu nganh kinh tế đông Nam á đã

By Katherine

1:Đồng bằng nước ta phân bố ở đâu ? so sánh sư giống khác giữa đồng bằng sông Hồng và đòng băng sông Cửu Long
2 : cơ cấu nganh kinh tế đông Nam á đã có những thay đổi gì ? chứng minh nền kinh tế của các nocws đông Nam á phát triển khá nhanh song chưa vững chắc ?
3: tài nguyên biển Viêt N có thể phát triển các nghành kinh tề nào

0 bình luận về “1:Đồng bằng nước ta phân bố ở đâu ? so sánh sư giống khác giữa đồng bằng sông Hồng và đòng băng sông Cửu Long 2 : cơ cấu nganh kinh tế đông Nam á đã”

  1. 1,phân bố ở vùng tây nam bộ.          giống nhau

    đều là các vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn của nước ta
    – được hình thành trên các vùng sụt lún ở hạ lưu các con sông 
    – bờ biển phẳng , có vịnh biển nông và thềm lục địa mở rộng 
    – địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho cơ giới hóa
    – đất phù sa màu mỡ, thuận  lợi cho phát triển nông nghiệp . đặc biệt là nền nông nghiệp trồng lúa nước

    khác nhau:
    *ĐB Sông Hồng:
    – được hình thành do bồi đắp của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình
    – diện tích : 1,5 triệu ha
    – địa hình : cao ở phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Địa hình bị chia cắt thành nhiều ô, có một số ô trũng hoặc đồi cao hơn so với địa hình
    – đồng bằng sông hồng thì đã được con người khai phá từ lâu, có ven đê sông ngăn lũ. Vùng trong đê k được bồi đắp nên hình thành các ô trũng( do quá trình bồi đắp chưa hoàn thiện ), một số nơi  hình thành ruộng bậc cao, bạc màu, khó thoát nước vào mùa mưa. vùng ngoài đê hàng năm vẫn được bồi đắp nhưng diện tích không lớn.
    – đồng bằng sông hồng chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm ( nằm trong đê). Vùng trong đê có đất phù sa cổ bạc màu
    * đồng bằng sông cửu long:
    – được hìh thành do bồi tụ phù sa hệ thống sông Tiền và sông Hậu
    – diện tích : 4 triệu ha
    – đia hình thấp và bằng phẳng hơn so với ĐB SHồng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông nam. Phần lớn lãnh thổ có địa hình trũng thấp
    – có mạng lưới sông ngòi chằng chịt ,k có đê ngăn lũ nên hằng năm ĐB SCL được bồi tụ phù sa lớn. Về mùa lũ nước ngập trên diện rộng, nhiều vùng trũng lớn bị ngập nước như : Đồng Tháp Mười, Tứ Giac Long Xuyên. Khu vực phía bắc vào thời kỹ lũ lơn nước ngập 4-5 m
    – về mùa cạn thủy triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích bị ngập trong nước
    – ĐB SCL chủ yếu là đất phù sa bồi đắp hàng năm , nhưng tính chất đất lại phức tạp , có 3 loại đất chính : đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn

    2. Cơ cấu kinh tế Đông Nam Á đang có sự thay đổi

    – Quá trình công nghiệp hóa làm cơ cấu kinh tế các nước chuyển dịch theo hướng tích cực. 

     * Nông nghiệp:

    – Cây lương thực: cây chính là lúa, phân bố ở đồng bằng châu thổ, ven biển.

    – Cây công nghiệp nhiệt đới rất đa dạng, giá trị cao, phân bố trên các cao nguyên màu mỡ.

     * Công nghiệp: Phổ biến các ngành: luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, lọc dầu, thực phẩm…

    Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc

    – Các nước Đông Nam Á từng là các nước thuộc địa, kinh tế lạc hậu, nghèo nàn.

    – Kinh tế phát triển dựa vào sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu, tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài…

    – Tăng trưởng kinh tế nhanh, nhiều thời kì cao hơn mức trung bình thế giới và châu Á song chưa ổn định, gặp phải các thời kì suy thoái kinh tế.

    – Sản xuất kinh tế cần quan tâm đến vấn đề môi trường do hiện tượng ô nhiễm môi trường ngày càng phổ biến.

    3,

    Vùng biển nước ta rộng lớn, gần các tuyến hàng hải quốc tế, là cơ sở cho phát triển giao thông vận tải biển.

    – Dọc bờ biển có nhiều bãi biển đẹp, các đảo ven bờ…là cơ sở để phát triển ngành du lịch.

     

     

    Trả lời

Viết một bình luận