1.Em hãy cho biết mục đích của việc bón phân? Các Cách bón phân 2.Trình bày các phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng nhân số

By Gabriella

1.Em hãy cho biết mục đích của việc bón phân? Các Cách bón phân
2.Trình bày các phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng nhân số vô tính
3.Nêu những dấu hiệu thường gặp ở cây bị sâu bệnh phá hại
4.Nêu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại . Ưu nhược điểm của từng phương pháp

0 bình luận về “1.Em hãy cho biết mục đích của việc bón phân? Các Cách bón phân 2.Trình bày các phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng nhân số”

  1. 1

    mục đích của việc bón phân

    -Phân bón làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.

    các cách bón phân

    – Bón lót và bón thúc

    2

    các phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng nhân số vô tính

    Giâm cành triết cành ghép mắt,ghép cành

    3

    những dấu hiệu thường gặp ở cây bị sâu bệnh phá hại

    + Cấu tạo hình thái: Biến dạng lá, quả, gãy cành, cây củ bị thối, thân cành bị sần sùi

    + Màu sắc : Trên lá, quả có đốm đen, nâu, vàng.

    + Trạng thái: Cây bị héo rũ

    4

    các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại:

    Canh tác và sử dụng giống:+Hạn chế sâu bệnh

                                                 _Tốn nhiều tiền của chống sâu, bệnh

     Biện pháp hóa học:+Diệt sâu bệnh nhanh chóng

                                    _Gây độc, ô nhiễm môi trường

    Biện pháp thủ công:+Dễ thực hiện

                                     _Hiệu quả thấp

    Biện pháp sinh học:+Hiệu quả cao, không gây ô nhiễm

                                    _Tốn nhiều công 

     Kiểm dịch thực vật:+Phòng chống nguồn lây lan

                                     _Tốn công.

     (+) là ưu điểm (_) là nhược điểm

    Trả lời
  2. 1/ 

    Mục đích của bón phân: phân bón làm tăng dộ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cây trồng & chấ lượng nông sản.

    Các cách bón phân:

    + Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng.

    + Bón thúc là bón phân tron thời gian sinh trưởng của cây.

    Có hình thức bón: bón theo hàng, bón thao hốc, phun trên lá, bón rãi.

    2/

    – Giâm cành: lấy 1 đoạn thân cây, cành cây cắt bỏ 1 đầu và đem cắm xuống vùng đất ẩm.

    – Chiết cành: lấy 1 cành hay một đoạn cành đã ra rễ trên cây, sau đó tách khỏi cây mẹ, đem trồng xuống đất thành cây mới

    – Ghép mắt: lấy 1 mắt (chồi) của cây khác mang ghép vào mắt (chồi) hoặc thân của cây cần ghép sau đó bó lại thành 1 cây khác.

    3/

    Khi sâu bệnh phá hoại cây trồng thường thay đổi:

    + Cấu tạo hình thái: Biến dạng lá, quả, gãy cành, cây củ bị thối, thân cành bị sần sùi.

    + Màu sắc: Trên lá, quả có đốm đen, nâu, vàng.

    + Trạng thái: Cây bị héo rũ.

    4/

    Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại:

    – Biện pháp canh tác & sử dụng giống chống sâu, bệnh hại

    + Ưu điểm: diệt được sâu bọ trong 1 khoảng thời gian khá dài

    + Nhược điểm: tốn công , làm được với diện tích hẹp

    – Biện pháp thủ công

    Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu, bướm mới phát sinh.

    Nhược điểm: Hiệu quả thấp khi sâu phát triển mạnh, và tốn công.

    – Biện pháp hóa học

    Ưu điểm:

    + Diệt trừ sâu, bệnh hại nhanh.

    + Hiệu quả cao

    Nhược điểm:

    + Gây ngộ độc cho người, cây trồng, vật nuôi.

    + Gây ô nhiễm môi trường.

    + Giết chết các sinh vật khác ở ruộng.

    – Biện pháp sinh học.

    + Ưu điểm: Không gây ô nhiễm môi trường , hiệu quả khá cao

    + Nhược điểm: tốn công

    – Biện pháp kiểm dịch thực vật

    + Ưu điểm: đảm bảo được chất lượng sản phẩm, ngăn chặn sự lây lan của sâu bệnh

    + Nhược điểm: tốn kém

    Trả lời

Viết một bình luận