1) Hai Bà Trưng đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống xâm lược Hán như thế nào? 2) Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I-VI có gì thay đổi? 3) T

By Jade

1) Hai Bà Trưng đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống xâm lược Hán như thế nào?
2) Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I-VI có gì thay đổi?
3) Trình bày những hiểu biết của em về Đạo giáo ,Phật giáo.
GIÚP MÌNH NHANH NHA MÌNH ĐANG CẦN GẤP

0 bình luận về “1) Hai Bà Trưng đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống xâm lược Hán như thế nào? 2) Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I-VI có gì thay đổi? 3) T”

  1. Câu 1:Dưới sự lãnh đạo của hai Bà Trưng, các cuộc khởi nghĩa ở địa phương được thống nhất thành một phong trào nổi dậy rông lớn của quần chúng ở khắp nơi, gồm cả các dân tộc đang có mặt tại chỗ. Chính quyền đô hộ tan rã và sụp đổ nhanh chóng trước sức tấn công mạnh mẽ của quần chúng khởi nghĩa. Bọn quan lại Đông Hán hỏang sợ bỏ hết của cải, nhà cửa trốn chạy về nước cùng với viên Thái thú Tô Định. Sử sách cho biết cuộc khởi nghĩa của Hai Bà đã chiếm giữa được 65 thành ở khắp các quận, châu. Nền độc lập dân tộc được phục hồi sau 168 năm bị đô hộ bởi hai chính quyền nhà Triệu và nhà Hán.(từ năm 297 trước Công nguyên tới năm 39 sau Công nguyên).
    Câu 2:
    a)Về nông nghiệp:
    -Từ thế kỉ 1 ở Giao Châu người ta đã bt dùng trâu bò để cày bừa
    -Dã có đề phòng thủ
    -Trồng lúa 2 vụ trên 1 năm 
    b)Về công nghiệp:
    -Nghề rèn sắt làm gốm tráng men đã bắt đầu phát triển
    -Nghề dệt vải phát triển
    c)Về thương nghiệp:
    -chợ làng,chợ lớn xuất hiện ở Luy Lâu Long Biên 
    -1 số thường nhân đã đến buôn bán 
    -Chính quyền đô hộ nắm độc quyền ngoại thương
    Câu 3:
    -Phật giáo:- Phật giáo xuất hiện ở miền Bắc Ấn Độ cổ đại (nay thuộc Nêpan) vào cuối thế kỷ VI trước Công nguyên. Khi ấy trong xã hội tình trạng phân chia đẳng cấp rất khắc nghiệt. Sự ra đời của Phật giáo thể hiện tinh thần phản kháng của những người nghèo, chống lại thuyết bốn đẳng cấp của đạo Bà la môn, tìm con đường giải thoát con người khỏi nỗi khổ triền miên trong xã hội nô lệ Ấn Độ.
    -Đạo giáo:Đạo giáo (tiếng Trung: 道教) (Đạo nghĩa là con đường, đường đi, giáo là sự dạy dỗ) hay gọi là tiên đạo, là một nhánh triết học và tôn giáo Trung Quốc, được xem là tôn giáo đặc hữu chính thống của xứ này. Nguồn gốc lịch sử được xác nhận của Đạo giáo được xem nằm ở thế kỉ thứ 4 trước CN, khi tác phẩm Đạo Đức kinh của Lão Tử xuất hiện. Các tên gọi khác là Lão giáo, Đạo Lão, Đạo Hoàng Lão, hay Đạo gia (道家).

    Trả lời

Viết một bình luận