1.Môi trường đới lạnh( vị trí, tự nhiên) 2.Môi trường hoang mạc ( vị trí, tự nhiên) 3. Môi trường vùng núi ( tự nhiên ) 4. Thiên nhiên Châu phi ( vị t

By Josephine

1.Môi trường đới lạnh( vị trí, tự nhiên)
2.Môi trường hoang mạc ( vị trí, tự nhiên)
3. Môi trường vùng núi ( tự nhiên )
4. Thiên nhiên Châu phi ( vị trí, địa hình, khí hậu)
5. Dân cư xã hội Châu phi
6. Kinh tế Châu Phi( nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ)

0 bình luận về “1.Môi trường đới lạnh( vị trí, tự nhiên) 2.Môi trường hoang mạc ( vị trí, tự nhiên) 3. Môi trường vùng núi ( tự nhiên ) 4. Thiên nhiên Châu phi ( vị t”

  1. 6. * Nông nghiệp

    a) Ngành trồng trọt

    – Cây công nghiệp nhiệt đới (ca cao, cà phê, cọ dầu, lạc, cao su, bông, chè,…) được trồng trong các đồn điền thường thuộc sở hữu nước ngoài, theo hướng chuyên môn hóa, tổ chức sản xuất theo quy mô lớn, nhằm mục đích xuất khẩu.

    – Các cây ăn quả cận nhiệt (nho, cam, chanh, ô liu,..) được trồng ở phần cực Bắc và cực Nam châu Phi, trong môi trường Địa Trung Hải.

    – Các lương thực chiếm tỉ trọng nhỏ; hình thức canh tác nương rẫy còn khá phổ biến, kĩ thuật lạc hậu, thiếu phân bón, chủ yếu dựa vào sức người, sản lượng lương thực không đáp ứng được nhu cầu. Các loại cây chủ yếu là: kê, lúa mì, ngô, lúa gạo.

    b) Ngành chăn nuôi

    – Chăn nuôi kém phát triển, chăn thả gia súc là hình thức phổ biến nhất.

    – Các vật nuôi chủ yếu là: cừu, dê, lợn, bò.

    * Công nghiệp 

    – Phần lớn các nước châu Phi có nền công nghiệp chậm phát triển. Giá trị sản lượng công nghiệp của châu Phi chỉ chiếm 2% toàn thế giới.

    – Ngoài nghành khai khoáng truyền thống, nhiều nước châu Phi chỉ phát triển công nghiệp thực phẩm và lắp ráp cơ khí; chỉ ở một số nước có công nghiệp luyện kim và chế tạo máy.

    – Trở ngại lớn nhất trong sự phát triển công nghiệp ở châu Phi là: thiếu lao động chuyên môn kĩ thuật, cơ sở vật chất lạc hậu, thiếu vốn nghiêm trọng.

    * Dịch vụ 

    – Hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước châu Phi tương đối đơn giản:

    + Xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới và khoáng sản; Khoảng 90% thu nhập ngoại tệ của nhiều nước châu Phi là nhờ xuất khẩu nông sản, khoáng sản.

    + Do giá cả biến động trên thị trường thế giới, nên kinh tế nhiều nước châu Phi rơi vào khủng hoảng.

    + Du lịch là hoạt động đem lại người ngoại tệ lớn cho nhiều nước ở châu Phi (Ai Cập, Kê-ni-a,…)

    1.

    – Vị trí: Nằm trong khoảng từ 2 vòng cực đến 2 cực

    – Tự nhiên:

     + Khí hậu vô cùng khắc nghiệt

     + Mùa đông rất dài 

     + Nhiệt độ trung bình từ -10 độ C đến – 50 độ C

     + Màu hạ: nhiệt độ không quá 10 độ C ( kéo dài từ 2-3 tháng )

     + Lượng mưa TB rất thấp < 500mm, chủ yếu là tuyết rơi

     + Đất: đóng băng quanh năm

    2.

    – Vị trí: nằm dọc hai bên chí tuyến Bắc, Nam và nằm sâu trong nội địa hoặc nơi có dòng biển lạnh đi qua

    – Đặc điểm: khí hậu rất khô hạn, khắc nghiệt. Lượng mưa trong năm rất thấp nhưng lượng mưa bốc hơi nước rất lớn. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cũng rất lớn

    3. Những đặc điểm về tự nhiên của môi trường vùng núi:

    – Ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao.

    – Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao 100m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
    – Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.

    – Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi.

    – Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh.

    – Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
    – Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất… khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.

    5. *Dân cư:

    – Dân cư châu Phi phân bố rất không đều. Nhiều vùng rộng lớn hầu như không có người như vùng rừng rậm xích đạo, các hoang mạc Xa-ha-ra, Ca-la-ha-ri,…

    – Hầu hết các vùng duyên hải ở phần cực Bắc và cực Nam của châu Phi, ven vịnh Ghi-nê và nhất là thung lũng sông Nin, dân cư tập trung rất đông.

    – Tuy đa số dân cư sống ở nông thôn nhưng châu Phi vẫn có nhiều thành phố. Các thành phố lớn của châu Phi thường là các thành phố cảng

    6.

    * Vị trí địa lý:

    – Đại bộ phận lãnh thộ Châu Phi nằm trong đới nóng

    – Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới

    – Đại bộ phận diện tích Châu Phi nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam vì vậy Châu Phi có khí hậu nóng quanh năm

    – Bao bọc quanh Châu Phi là các biển và đại dương: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Biển đỏ

    – Phía đông bắc Châu Phi nối liền với Châu Á qua kênh đào Xuy-ê

    – Đường bờ biển của Châu Phi ít bị chia cắt, có ít đảo, bán đảo và vịnh biển, có bán đảo lớn nhất là đảo Ma – đa – ga – xca và đảo Xô – ma – li

    * Địa hình Châu Phi khá đơn giản, toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m

    – Phần đông được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ dài và hẹp – Có ít núi cao và đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố chủ yếu ở ven biển

    – Hướng nghiêng chính của địa hình là hướn Đông Nam – Tây Bắc

    *Khí hậu :

    – Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới:

    + nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C

    + lượng mưa tương đối ít địa – hình thành nhiều hoang mạc

    Trả lời
  2. 1. Môi trường đới lạnh 

    – Vị trí : nằm trong khoảng từ 2 vòng cực đến 2 cực

    – Tự nhiên : + khí hậu vô cùng khắc nghiệt

                       + mùa đông rất dài 

                       + nhiệt độ trung bình từ -10 độ C đến – 50 độ C

                       + màu hạ : nhiệt độ không quá 10 độ C ( kéo dài từ 2-3 tháng )

                        + lượng mưa trung bình rất thấp < 500mm chủ yếu là tuyết rơi

                       + Đất : đóng băng quanh năm

    2. Môi trường hoang mạc

    – Vị trí : nằm dọc theo hai đường chí tuyến và giữa đại lục Á – Âu

    – Tự nhiên : + khí hậu vô cùng khô hạn, ít mưa, lượng bốc hơi cao

                       + đất bị sỏi đá hoặc bị cát cồn cát bao phủ

                       + thực vật : cằn cỗi, thưa thớt

                       + động vật : rất hiếm, phần lớn là các loài bò sát và côn trùng

                       + dân cư : thưa thớt, chỉ tập trung chủ yếu trong các ốc đảo

    3. Môi trường vùng núi

    – Tự nhiên : + khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao

                       + lên cao 100m nhiệt độ giảm xuống 0,6 độ C

                       + 3000m ở đới ôn hòa, 5500m ở đới nóng có băng tuyết vĩnh cửu

                       + khí hậu và thực vật thay đổi theo hướng của sườn núi

                       + sườn đón gió ẩm, mưa nhiều, thực vật phát triển

                       + sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh, thực vật kém phát triển

    4. Thiên nhiên Châu Phi

    – Tiếp giáp với 2 châu lục : châu Á và châu Âu

                           2 đại dương : Đại tây dương, Ấn độ dương

    – Nằm giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam

    – Địa hình : + khá đơn giản, toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ

                       + cao trung bình 750m 

                       + có rất ít núi và đồng bằng thấp

    – Khí hậu : + nóng   

                     + nhệt độ trung bình trên 20 độ C, thời tiết ổn định 

                     + lượng mưa tương đỗi ít và giảm dần về phía hai chí tuyến, hình thành những hoang mạc lớn lan ra sát biển

    5. Dân cư châu Phi

    – Phân bố không đồng đều

    – Tập trung đông ở các khu vực : vùng duyên hải ở phần cực Bắc và cực Nam ; ven vịnh Ghi – nê ; thung lũng sông Nin

    – Thưa thớt ở các rừng rậm xích đạo, các hoang mạc

    – Các thành phố lớn phân bố chủ yếu ở ven biển, thường là các thành phố cảng

    6. Kinh tế châu Phi  

    – Nông nghiệp : trồng ca cao, cà phê, cọ dầu, lạc, cao su, ….

    – Dịch vụ : hoạt động kinh tế đối ngoại tương đối đơn giản ; xuất khẩu nông sản, khoáng sản ; nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng và lương thực

    Trả lời

Viết một bình luận

1.Môi trường đới lạnh( vị trí, tự nhiên) 2.Môi trường hoang mạc ( vị trí, tự nhiên) 3. Môi trường vùng núi ( tự nhiên ) 4. Thiên nhiên Châu phi ( vị t

By Alaia

1.Môi trường đới lạnh( vị trí, tự nhiên)
2.Môi trường hoang mạc ( vị trí, tự nhiên)
3. Môi trường vùng núi ( tự nhiên )
4. Thiên nhiên Châu phi ( vị trí, địa hình, khí hậu)
5. Dân cư xã hội Châu phi
6. Kinh tế Châu Phi( nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ)
Chú ý : tự nhiên gồm sinh vật, địa hình, khí hậu

0 bình luận về “1.Môi trường đới lạnh( vị trí, tự nhiên) 2.Môi trường hoang mạc ( vị trí, tự nhiên) 3. Môi trường vùng núi ( tự nhiên ) 4. Thiên nhiên Châu phi ( vị t”

  1. *câu 1: 

    -Vị trí:

    +Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến 2 cực

    -Tự nhiên:

    +khí hậu: Nhiệt độ quanh năm lạnh lẽo, mùa đông thì kéo dài hay có bão tuyết

    mùa hè ngắn ngũi nhiệt độ dưới 10 0C biên độ nhiệt trong năm lớn

    lượng mưa, mưa ít phần lớn ở dạng tuyết rơi đất đóng băng quanh năm

    Gió đông cực thổi mạnh hay có bảo tuyết vào mùa đông

    nguyên nhân do nằm ở vĩ độ cao

    Câu 2

    vị trí nằm dọc 2 bên đường chí tuyến giữa các lục địa Á-Âu

    Khí hậu hết sức khô hạn và khắc nghiệt sự chênh lệch giữa ngày và đêm lớn

    bề mặt có cồn cát và sỏi đá

    thực vật thì cằn cõi động vật thì hiếm hoi

    còn mấy câu kia xem trong vở nha

    chúc bạn thi tốt

    Trả lời
  2. 1. Môi trường đới lạnh 

    Vị trí: Từ hai vòng cực đến hai cực( Bắc, Nam)

    Tự nhiên: Thực vật phát triển vào mùa hạ ngắn ngủi, cây cối còi cọc thấp lùn xen lẫn cây địa y, cây rêu. Khí hậu lạnh quanh năm. Địa hình ở đây chủ yếu là băng và núi băng.

    2. Môi trường đới hoang mạc

    Vị trí: Hoang mạc nằm trong khoảng hai đường chí tuyến( Nam, bắc).

    Tự nhiên: Châu Phi có lượng thực vật thấp, các loài cây chủ yếu là cây thấp giữ được nước. Địa hình là Sơn nguyên, khí hậu nóng cực.

    3. Môi trường vùng núi

    Tự nhiên: Thực vật thay đổi theo độ cao.

    Rừng lá rộng=> Rừng lá kim=> Đồng cỏ=> Tuyết. Khí hậu cũng thay đổi theo độ cao, lạnh dần khi lên cao. Địa hình chủ yếu là núi.

    4.Thiên nhiên châu Phi

    Vị trí:  châu Phi năm trong khoảng hai chí tuyến Nam, Bắc.

    Địa hình: Địa hình đơn giản, phần lục địa chủ yếu là các cao nguyên khổng lồ và trong đó có cả sơn nguyên xen lẫn bồn địa.

    Khí hậu: Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhấy thế giới.

    5. Cư dân xã hội châu Phi

    Cư dân châu Phi rất nhiều, tỉ lệ dân thành thị cao. Thu nhập bình quân đâu người thấp. Xã hội châu Phi nhiều chủng tộc .

    6.Kinh tếu châu phi

    * Nói cung về công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ: Châu phi có nề kinh tế rất lạc hậu và cực chậm phát triển. Tuy giờ đã suất hiện nhiều hơn nhưng nền kinh tế mới nhưng vẫn không phát triển là mấy. Châu phi vẫn là nước cso nền kinh tế kém nhất.

    CHÚC HỌC TỐT

    No copy, xin ctlhn

    Trả lời

Viết một bình luận