1) nêu các thế mạnh và khó khăn về tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đối với phát triển nông , lâm , ngư nghiệp và giải pháp để

By Valerie

1) nêu các thế mạnh và khó khăn về tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đối với phát triển nông , lâm , ngư nghiệp và giải pháp để khắc phục những khó khăn đó
2) trình bày hiểu biết của em về biển và đảo Việt Nam
3) các ngành kính tế biển của nước ta có những đặc điểm gì ? Đảo nào ở nước ta có khả năng phát triển tổng hợp kinh tế biển ?
4) cho biết thực trạng , nguyên nhân và hậu quả của môi trường biển đảo Việt Nam ? Đề ra các giải pháp khắc phục tình trạng đó?
giúp em vs ạ mn
tuần sau em thi rồi ạ

0 bình luận về “1) nêu các thế mạnh và khó khăn về tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đối với phát triển nông , lâm , ngư nghiệp và giải pháp để”

  1. 1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản

    – Điều kiện phát triển:

    + Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư…

    + Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn.

    – Tình hình phát triển:

    + Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

    + Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chỉ đánh bắt gần bờ.

    – Phương hướng: Ngành thủy sản ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ, hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản.

    2. Du lịch biển – đảo

    – Điều kiện phát triển: Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú, phong cảnh kỳ thú (vịnh Hạ Long), nhiều bãi biển đẹp thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

    – Tình hình phát triển:

    + Du lịch biển được phát triển nhanh trong những năm gần đây.

    + Hạn chế: du lịch chỉ mới khai thác hoạt động tắm biển, chưa đa dạng hoá và tạo nhiều sản phẩm du lịch.

    Thực trạng ở Việt Nam

    Hiện Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về ô nhiễm rác thải biển (marine debris), đặc biệt là rác thải nhựa. Một số khu biển ven bờ và cửa sông bị ô nhiễm dầu, chất hữu cơ liên quan tới chất thải sinh hoạt. Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa. Hay còn có những khu vực rừng ngập mặn tràn ngập túi rác thải nilon. Ngoài ra, hiện lượng chất thải rắn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của 28 tỉnh ven biển nước Việt Nam vào khoảng 14,03 triệu tấn/năm (khoảng 38.500 tấn/ngày).

    Nguyên nhân tự nhiên

    • Sự phun trào nham thạch của núi lửa dưới lòng biển cũng gây nên hiện tượng các loài sinh vật bị chết hàng loạt. Khiến nguồn nước bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực
    • Do sự bào mòn hay sạt lở núi đồi.
    • Do sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mưa rơi xuống đất.
    • Do triều cường nước dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông
    • Hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Asen và các chất kim loại nặng…

    Nguyên nhân do con người

    • Việc sử dụng chất nổ, dùng điện, chất độc để đánh bắt thủy hải sản của con người sẽ khiến các loài sinh vật chết hàng loạt. Việc này có thể dẫn đến việc một số loài bị tuyệt chủng. Ngoài ra, do việc khai thác này rất khó kiểm soát nên các xác thủy hải sản còn xót lại trên biển sẽ bị phân hủy. Gây ô nhiễm cho nước biển.
    • Các vùng nước lợ, rừng ngập mặn ven biển và các hệ rạn san hô chưa được bảo tồn tốt dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái dưới biển và làm mất đi môi trường sống của một số loài lưỡng cư.
    • Chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp,… Chưa được xử lý từ các khu đô thị hay các nhà máy sản xuất công nghiệp đổ ra sông. Rồi theo dòng chảy ra biển gây là nguyên nhân ô nhiễm nặng nề.
    • Ngoài ra, việc vứt rác thải bừa bãi, thiếu văn hóa từ hoạt động du lịch. Đây chính là nguyên nhân gây nên hậu quả ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng.
    • Việc khai thác dầu cũng là nguyên nhân khiến nước biển bị ô nhiễm. Ngoài ra, các sự cố tràn dầu cũng sẽ nước biển nhiễm một số chất độc hại.

    Hậu quả của ô nhiễm môi trường biển

    Ô nhiễm môi trường biển gây ra rất nhiều những hậu quả nghiêm trọng như:

    • Làm suy thoái đa dạng sinh học biển, điển hình là hệ sinh thái san hô.
    • Phá hoại và làm tuyệt chủng một số loài sinh vật, hải sản gần bờ.
    • Mất mỹ quan, khiến doanh thu cảu ngành du lịch bị thiệt hại nặng nề.
    • Làm hỏng hỏng những thiết bị máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy.
    • Tác động và kìm hãm sự phát triển kinh tế biển,…

    Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường biển

    • Tuyên truyền, cổ động nhằm nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên vùng biển, tổ chức các hoạt động cộng động dọn sạch vùng biển.
    • Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác khoáng sản (than, dầu mỏ …), thủy hải sản. Nghiêm cấm hành vi sử dụng chất nổ, hóa chất độc hại trong khai thác.
    • Xử phạt nặng đối với những hành vi khai thác bừa bãi, tràn lan.
    • Xây dựng thêm các hệ thống xử lý nước thải, chất thải đạt chuẩn.
    • Cần có sự phối hợp liên tỉnh, liên vùng, liên ngành, thậm chí liên kết giữa các quốc gia trong khu vực bị ảnh hưởng để khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường biển triệt để.
    • Đầu tư thích đáng cho ngành khoa học nghiên cứu về hệ sinh thái biển.
    • Xây dựng hệ thống quan trắc, đánh giá phạm vi và mức độ của nguồn gây ô nhiễm để kịp thời xử lý.
    • Đánh vào yếu tố kinh tế trong việc bảo vệ môi trường biển như lệ phí xả thải, lệ phí ô nhiễm, cấp phép và thu hồi giấy phép khai thác …

    Trả lời

Viết một bình luận