1. Nếu chỉ còn một ngày để sống, người đưa tôi về đến quê nhà Để tôi thăm làng xưa nguồn cội, cho tôi mơ mơ tiếng mẹ cha Nếu chỉ còn một ngày để sốn

By Margaret

1. Nếu chỉ còn một ngày để sống, người đưa tôi về đến quê nhà
Để tôi thăm làng xưa nguồn cội, cho tôi mơ mơ tiếng mẹ cha
Nếu chỉ còn một ngày để sống, người cho tôi một khúc kinh cầu
Người tôi thương êm ấm môi cười, cho con tôi bước đời yên vui
Nếu chỉ còn một ngày để sống, làm sao ta trả ơn cuộc đời
Làm sao ta đền đáp bao người, nâng ta lên qua bước đời chênh vênh
Nếu chỉ còn một ngày để sống, làm sao ta chuộc hết lỗi lầm
Làm sao ta thanh thản tâm hồn, xui đôi tay đi giữa hừng đông
Cho tôi như bóng mây, lang thang qua cõi này
Cho tôi được ngắm sao trên trời giữa hương đồng cỏ nội
Cho tôi như khúc ca, bay đi xa rất xa
Cho tôi được cám ơn cuộc đời, cảm ơn mọi người
Cho tôi được sống trong tim người bằng những lời ca
Nếu chỉ còn một ngày để sống, muộn màng không lời hối lỗi chân thành
Buồn vì ai ta làm ai buồn, xin bao dung tha thứ vì nhau
Nếu chỉ còn một ngày để sống, chợt nhận ra cuộc đời quá đẹp
Phải chăng ta có lúc vội vàng, nên ra đi chưa được bình an.
( Nếu chỉ còn một ngày để sống -V.A)
Hãy viết một bài văn ngắn ( 600 chữ ) trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề được đề ra ở đoạn trích trên.
2. Phân tích hình ảnh bãi xe tăng hỏng trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu bằng một bài văn ngắn.

0 bình luận về “1. Nếu chỉ còn một ngày để sống, người đưa tôi về đến quê nhà Để tôi thăm làng xưa nguồn cội, cho tôi mơ mơ tiếng mẹ cha Nếu chỉ còn một ngày để sốn”

  1. C2:

    Trong thể loại văn xuôi viết về người dân Việt Nam trước năm 1945 có rất nhiều tác phẩm để đời. Với cuộc sống cùng cực dưới ách thống trị của bọn chúa đất ở miền núi, chúng ta có “Vợ chồng A Phủ”, hay chủ nghĩa anh hùng đậm chất sử thi – “Rừng Xà nu”… Nhưng sau đó, năm 1986, xã hội có sự thay đổi, nước ta xóa bỏ bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường vì thế văn học cũng có bước chuyển mình. Đề tài thế sự và đạo đưc được các nhà văn xoáy sâu vào khai thác. Và “Chiếc thuyền ngoài xa” là một tác phẩm tiêu biểu cho thời kỳ ấy.

    Được coi là “người mở đường tinh anh và tài năng nhất”( Nguyên Hồng), Nguyễn Minh Châu- cây bút tiên phong của văn học Việt nam thời kỳ đổi mới đã có nhiều tác phẩm ấn tượng. Một trong những tác phẩm thành công của ông là “Chiếc thuyền ngòai xa”. Truyện ngắn được sáng tác năm 1983 đến nawm1987 in trong truyện ngắn cùng tên. Truyện ngắn tiêu biểu cho cảm hứng đời tư thế sự, tiêu biểu cho xu hướng chung của văn học thời kì đổi mới. truyện ngắn có một tình huống truyện hết sức độc đáo. Tình huống ấy được thể hiện qua nhãn quan của nghệ sĩ nhiếp  ảnh Phùng. Nhân vật này được coi là nhân vật thể hiện triết lý cũng như quan điểm của tác giả, là phương tiện để tác giả mang suy nghĩ của mình đưa đến cho người đọc. 

    Tình huống truyện trong tác  phẩm là tình huống nhận thức, một tình huống bất ngờ và đầy nghịch lý. Tình huống nhận thức này là được dành cho nhân vật Phùng. Phùng là nghệ sĩ nhiếp ảnh, theo yêu cầu của trưởng phòng, anh tới một vùng biển từng là chiến trường xưa của anh để chụp những bức ảnh cho tấm lịch nghệ thuật thuyền và biển. Tại đây anh đã nhận thức được nhiều điều. Cảm xúc của nhân vật này qua những phát hiện của mình đã thể hiện nội tâm cũng như suy nghĩ của anh, giúp người đọc cảm nhận vẻ đẹp nơi con người này.

    Trước hết, anh là người có tâm hồn nghệ sĩ.Sau mấy buổi sáng “phục kích”, anh đã chụp được “cảnh đắt trời cho”. Đó là cảnh ban mai vùng ven biển, với “mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào”. Với tâm hồn nghệ sĩ của mình, anh đắm say, ca tụng cảnh đẹp như “bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ”. Rồi anh cảm thấy tràn ngập niềm hạnh phúc”bối rối, tái tim như có gì đó bóp thắt vào”. Anh thấy được cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn, cảm nhận được chân- thiện-mĩ của cuộc đời. Anh cảm thấy tâm hồn mình như được thanh lọc, trở nên trong trẻo và thanh khiết. Từ đó, anh nhận thức “bản thân cái đẹp là đạo đức”. Bằng con mắt và tâm hồn nghệ sĩ của mình, anh đã đưa đến cho người đọc một quan niệm về cái đẹp. Đó chính là cái đẹp là phải có tác dụng thanh lọc tâm hồn, hướng con người đến cái hoàn mĩ.

    Không chỉ là người có tâm hồn nghệ sĩ, nhân vật Phùng còn là một người tốt bụng, có lòng đồng cảm với mọi người, mang những đức tính của một người chiến sĩ. Điều này được thể hiện qua phát hiện thứ hai của anh. Từ chiếc thuyền đẹp như ngư phủ kia, bước ra một cặp vợ chồng: người đàn bà xấu xí mỏi mệt, người đàn ông thô kệch dữ dằn. Họ  là những con người hiện thân cho sự lam lũ, nhọc nhằn, nghèo khó của người dân hàng chài. Sẽ không có gì nếu cảnh tượng nghiệt ngã này không xảy ra trước mắt anh. Người chồng đánh đạp vợ một cách dã man, vừa đánh vừa chửi “mày chết đi cho ông nhờ”, “chúng mày chết đi cho ông nhờ”. Người vợ thì cam chịu trận đòn, không hề phản kháng lại. Đứa con thương mẹ, xông vào đánh lại bố thì bị ăn hai cái tát. Một cảnh bạo lực gia đình diễn ra ngay trước mắt Phùng. Mặc dù đã chứng kiến biết bao cảnh đau thương trên chiến trường nhưng anh vẫn không khỏi kinh ngạc trước sự việc này. Nó hoàn toàn trái ngược với cảnh đẹp thơ mộng nơi đây. Với anh- một người đã trải qua bao nhiêu khó khăn, vượt qua thời kì khó khăn của chiến tranh, anh không thể để cảnh bạo hành này tiếp tục diễn ra. Anh đã nói chuyện này với chánh án Đẩu-  bạn của anh. Anh mong muốn mình có thể giúp gì được cho người đàn bà nghèo khổ kia. Quả là một người chính nghĩa. Anh luôn đứng về lẽ phải, muốn bảo vệ lẽ phải và phê phán tố giác những điều xấu, điều ác. 

    Ngoài ra, nhân vật Phùng còn là người chịu thay đổi suy nghĩ cho phù hợp với hoàn cảnh, không bảo thủ, chấp nhận những cái sai của mình. Ngay từ ban đầu, khi chụp được “cảnh đắt trời cho”, anh đã cho rằng cái đẹp là đạo đức, có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người. Nhưng khi chứng kiến cảnh bạo hành bên chiếc xe tăng hỏng cùng với những tâm sự của người đàn bà hàng chài, anh đã nhận ra những điều mới. Anh nhận thức được là phải nhìn nhận mọi việc một cách toàn diện Triết lý mà Phùng nhận ra cũng chính là thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm. Nghệ thuật không chỉ bắt nguồn từ cuộc sống mà phải gắn liền với cuộc sống.

    Nhân vật Phùng là nhân vật không thể thiếu trong tác phẩm này của Nguyễn Minh Châu. Anh vừa là nhân vật tạo tình huống, vừa là nhân vật gắn kết các sự kiện truyện với nhau, thể hiện thông điệp mà tác phẩm muốn gửi gắm. Là một người có tâm hồn chiến sĩ và nghệ sĩ, Phùng đã để lại nhiều ấn tượng tốt trong lòng người đọc.

    Trả lời

Viết một bình luận