1.Nêu đặc điểm dân cư và xã hội của Trung Du và miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ. 2.Tình hình phát triển kin

By Josie

1.Nêu đặc điểm dân cư và xã hội của Trung Du và miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ.
2.Tình hình phát triển kinh tế ( nông nghiệp, công nghiệp ) của Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ.
3.Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về sự chuyển dịch cơ cấu lao động, kinh tế.

0 bình luận về “1.Nêu đặc điểm dân cư và xã hội của Trung Du và miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ. 2.Tình hình phát triển kin”

  1. 1 ,2 như bạn trên

    3

    Trong cơ cấu lao động theo ngành của nước ta ở cả hai năm 2001 và 2009, chiếm tỉ lệ cao nhất là ngành nông – lâm nghiệp, tiếp theo là dịch vụ và thấp nhất là công việc và xây dựng (chứng chỉ ).

    – Giai đoạn 2001-2009, lao động phân tích theo các ngành kinh tế của nước ta có sự chuyển đổi theo hướng dịch vụ:

    + Tỉ lệ lao động trong nông – lâm – thủy sản giảm khá nhanh, từ 63,5% xuống còn 51,9%, giảm 11,6%.

    + Tỉ lệ lao động công nghiệp – xây dựng đáng kể, từ 14,3% lên 21,6%, tăng 7,3%.

    + Tỉ lệ lao động quan trọng trong vùng chậm trễ dịch vụ, từ 22,2% lên 26,5%, tăng 4,7%.

    – This is a process of move, phù hợp với xu thế chung, tuy nhiên sự chuyển đổi còn chậm diễn ra.

    Trả lời
  2. a) Trung Du miền núi Bắc Bộ

    Quy mô dân số: khoảng 11.5 triệu người, chiếm 14.4% dân số cả nước (năm 2002) 

    – Thành phần dân tộc: TDMNBB là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người:

    + Tây Bắc: Thái, Mường, Dao, Mông…

    + Đông Bắc: Tày, Nùng, Dao, Mông…

    + Người Kinh cư trú ở hầu hết các địa phương.

    – Trình độ phát triển kinh tế của các dân tộc có sự chênh lệch:

    + Đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với địa hình đồi núi.

    + Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa vùng Đông Bắc với Tây Bắc.

    b ) Đặc điểm dân cư, xã hội của ĐBSH

    – Dân cư đông đúc nhất cả nước, mật độ dân số trung bình 1.179 người/km2 (năm 2002).

    -Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm, nhưng mật độ dân số vẫn cao.

    – So với cả nước, Đồng bằng sông Hồng có:

    + Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp hơn.

    + Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị cao hơn.

    + Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn xấp xỉ.

    + GDP/người thấp hơn.

    + Tỉ lệ người lớn biết chữ cao hơn.

    + Tuổi thọ trung bình cao hơn.

    + Tỉ lệ dân thành thị thấp hơn.

    – Vùng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước. Hệ thông đê điều (dài 3.000km là nét độc đáo của Đồng bằng sông Hồng).

    – Đô thị được hình thành từ lâu đời là Thủ đô Hà Nội và Hải Phòng.

    – Khó khăn: cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, dân số quá đông. 

    c , bắc trung bộ

    Bắc Trung Bộ là địa bàn cư trú của 25 dân tộc. Trong phân bố dân cư và họạt động kinh tế có sự khác biệt theo hướng từ đông sang tây. Người Kinh sinh sông chủ yếu ở đồng bằng ven biển; còn vùng miền núi, gò đồi phía tây là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người.

    Đời sống dân cư, đặc biệt ở vùng cao, biên giới và hải đảo còn nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới trình độ phát triển chung cùa vùng.

    Người đân Bắc Trung Bộ có truyền thống lao động cần cù, dũng cảm, giàu nghị lực trong đấu tranh với thiên tai và chống ngoại xâm. Vùng có nhiều di tích lịch sử, văn hoá. Di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế là những di sản văn hoá thế giới đã được UNESCO công nhận.

    A ) bắc trung bộ

    Nông nghiệp

    * Điều kiện phát triển:

    – Thuận lợi: địa hình đa dạng, đất feralit, đất phù sa, vùng biển giàu cá tôm,…

    – Khó khăn: nhiều thiên tai: bão, lũ, gió phơn,…

    Tình hình phát triển:

    – Trồng trọt:

    + Bình quân lương thực có hạt theo đầu người đang ở mức thấp so với cả nước. 

    + Nguyên nhân: do vùng có nhiều khó khăn như diện tích đồng bằng ít, ảnh hưởng của thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán,…

    + Cây lương thực chủ yếu trồng ở đồng bằng Thanh- Nghệ- Tình.

    + Cây công nghiệp ngắn ngày được trồng ở vùng đất cát pha duyên hải.

    + Cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày được trồng ở vùng đồi núi phía Tây.

    – Chăn nuôi:

    + Trâu bò đàn ở phía Tây.

    + Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản ở phía Đông.

    – Lâm nghiệp: trồng rừng, phát triển kinh tế theo hướng nông- lâm- ngư nghiệp đang được phát triển.

    Công nghiệp

    – Điều kiện phát triển:

    + Nguồn khoáng sản, đặc biệt là khoáng sản đá vôi nên vùng phát triển công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.

    Tình hình phát triển:

    + Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh qua các năm.

    + Công nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của vùng.

    + Công nghiệp nhẹ với quy mô vừa và nhỏ được phát triển ở hậu hết các địa phương. Tập trung chủ yếu ở phía Đông: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

    + Các ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu là: khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra phát triển công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí, dệt kim, may mặc, chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ.

    + Cơ sở hạ tầng, kĩ thuật và công nghệ, việc cung ứng nhiên liệu, năng lượng của vùng đang được cải thiện.

    B )

    Nông nghiệp

    Khó khăn của vùng là quỹ đất nông nghiệp rất hạn chế.

    Sản lượng lương thực bình quân là 281,5 kg/người, thấp hơn mức trung bình cả nước (463,6 kg/người, năm 2002

    Những cánh đồng hẹp ven biển có diện tích nhỏ, đất xấu, thiếu nước và thường bị bão lụt về mùa mư

    Ngư nghiệp là thế mạnh của vùng, chiếm 27,4% giá trị thuỷ sản khai thác của cả nước (năm 2002

    Nghề làm muối, chế biến thuỷ sản khá phát triển, nổi tiếng là muối Cà Ná, Sa Huỳnh, nước mắm Nha Trang, Phan Thiết.

    Nhà nước đang đầu tư lớn cho các dự án trồng rừng phòng hộ, đồng thời xây dựng hệ thông hồ chứa nước nhằm hạn chế tác hại của thiên tai (lũ quét, hạn hán) và chủ động cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

    2. Công nghiệp

    Cơ cấu công nghiệp của vùng bước đầu được hình thành và khá đa dạng gồm cơ khí, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sàn, sản xuất hàng tiêu dùng (dệt, may,…).

    Một số cơ sở khai thác khoáng sản đang hoạt động như khai thác cát (Khánh Hoà), titan (Bình Định),… Các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn là trung tâm cơ khí sửa chữa, cơ khí lắp ráp.

    3

    Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế có sự thay đổi rõ nét:

     

     + Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh: từ 40,5% (năm 1991) xuống còn 23% (năm 2002

     

     + Tỉ trọng của khu vực công nghiệp, xây dựng tăng nhanh: từ 23,8% (năm 1991) tăng lên 38,5 % (năm 2002

     

    + Khu vực dịch vụ tuy có biến động nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao (năm 2002 chiếm 38,5%

     

    ⟹ Sự thay đổi như trên cho thấy: từ sau năm 1991, cơ cấu kinh tế của nước ta đã có sự chuyện dịch theo hướng tích cực: giảm tỉ trọng ngành nông -lâm -ngư nghiệp, đẩy mạnh phát triển công nghiệp xây dựng và dịch vụ; phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

    bài mình làm đầy đủ nên mong bạn đánh giá 5 sao và câu trả lời hay nhất cho mình có thêm động lực nhé

    Trả lời

Viết một bình luận