1. Nêu những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ năm 1418 đến năm 1423 2. Theo em vì sao quân ta đã chiến thắng mà lê lợi còn Tổ chức Hội thề

By Vivian

1. Nêu những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ năm 1418 đến năm 1423
2. Theo em vì sao quân ta đã chiến thắng mà lê lợi còn Tổ chức Hội thề Đông Quan ngày 10 tháng 12 năm 1427 ? Ý nghĩa Hội thề Đông Quan ngày 10 tháng 12 năm 1427
3. Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
4,Tại sao lực lượng quân Minh mạnh nhưng không tiêu diệt được nghĩa quân mà phải chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi

0 bình luận về “1. Nêu những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ năm 1418 đến năm 1423 2. Theo em vì sao quân ta đã chiến thắng mà lê lợi còn Tổ chức Hội thề”

  1. Câu 1:

    Những ngày đầu khởi nghĩa, lực lượng còn yếu, nghĩa quân Lam Sơn đã gặp rất nhiều khó khăn, nguy nan. Quân Minh nhiều lần tấn công, bao vây căn cứ Lam Sơn. Nghĩa quân ba lần phải rút lên núi Chí Linh (Lang Chánh, Thanh Hoá) và phải liên tiếp chống lại sự vây quét của quân giặc.
    Trong gian khổ đã có rất nhiều tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm, tiêu biểu là Lê Lai.
    Giữa năm ‘1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
    Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
    Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 – 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.
    Cuối năm 1424, do bị thất bại trong âm mưu mua chuộc Lê Lợi, quân Minh trở mặt, tấn công nghĩa quân.
    Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chuyển sang giai đoạn mới.

    Câu 2:

    Lê Lợi tổ chức hội thề Đông Quan ngày 10/12/1427 với tướng giặc Vương Thông để tạo điều kiện an toàn cho quân Minh rút về nước. Thể hiện lòng nhân đạo sáng ngời của Lê Lợi, Bộ chỉ huy nghĩa quân, của nhân dân ta đối với kẻ thù bại trận. Đó cũng chính là truyền thống quý báu của dân tộc muôn đời :

    “Đem đại nghĩa thắng hung tàn

    Lấy chí nhân thay cường bạo”

    Tại Hội thề Đông Quan, Vương Thông cam kết rút quân về nước. Đây là sự thất bại nhục nhã của những kẻ đi xâm lược. Đất nước sạch bóng quân thù, mở ra thời kì phát triển mới của dân tộc.

    Câu 3:

    Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi do:

    – Niềm tự hào dân tộc, chủ nghĩa yêu nước và tinh thần nhân đạo sáng ngời.

    – Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi vẻ vang là do nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết toàn dân, ý chí bất khuất quyết tâm giành lại độc lập, tự do cho đất nước.

    – Có sự lãnh đạo của các nhà anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi,… với đường lối kháng chiến, chiến thuật tác chiến đúng đắn, sáng tạo.

    – Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã biết dựa vào dân, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô cả nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ dân tộc.

    Ý nghĩa

    + Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

    + Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc thời Lê sơ.

    Câu 4:

    – Lực lượng quân Minh rất mạnh nhưng không tiêu diệt được nghĩa quân vì tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất khuất, hi sinh, vượt bao khó khăn gian khổ của nghĩa quân.

    – Quân Minh chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi là nhằm thực hiện âm mưu dụ hòa, mua chuộc Lê Lợi, hòng làm mất ý chí chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn.

    Trả lời
  2. 1.

    Khó khăn:

    – Lực lượng chưa lớn mạnh.

    – Nhà Minh áp đặt được bộ máy cai trị lâu dài.

    – Quân Minh vây quét và tấn công:

    + Năm 1418, quân Minh đã tấn công căn cứ ở vùng núi Chi Linh. Lê Lai đã liều minh cứu chúa (Lê Lợi).

    + Cuối năm 1421, quân Minh thực hiện cuộc tấn công vào căn cứ của nghĩa quân => Nghĩa quân buộc phải rút lui lên núi Chí Linh.

    + Năm 1423, Lê Lợi chủ động hòa hoãn với quân Minh.

    + Năm 1424, quân Minh tấn công => Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chuyển sang giai đoạn mới.


    2.

    Lê Lợi tổ chức hội thề Đông Quan ngày 10/12/1427 với tướng giặc Vương Thông để tạo điều kiện an toàn cho quân Minh rút về nước. Thể hiện lòng nhân đạo sáng ngời của Lê Lợi, Bộ chỉ huy nghĩa quân, của nhân dân ta đối với kẻ thù bại trận. Đó cũng chính là truyền thống quý báu của dân tộc muôn đời :

    “Đem đại nghĩa thắng hung tàn

    Lấy chí nhân thay cường bạo”

    Tại Hội thề Đông Quan, Vương Thông cam kết rút quân về nước. Đây là sự thất bại nhục nhã của những kẻ đi xâm lược. Đất nước sạch bóng quân thù, mở ra thời kì phát triển mới của dân tộc.


    3.

    – Phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc.

    – Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ.

    – Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến đánh giặc, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

    – Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi… đưa ra những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.


    4.

    – Nghĩa quân lúc này tuy gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn có tinh thần chiến đấu dũng cảm, lực lượng cũng còn do đó để tiêu diệt được nghĩa quân, quân Minh cũng phải tốn không ít công sức.

    – Quân Minh chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi là nhằm thực hiện âm mưu dụ hòa, mua chuộc Lê Lợi, hòng làm mất ý chí chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn cũng như nhân dân cả nước. 

    Trả lời

Viết một bình luận