1. Nêu vai trò của ngành động vật nguyên sinh 2. So sánh chồi san hô khác thủy tức ở điểm nào? 3. trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người theo đường n

By Josie

1. Nêu vai trò của ngành động vật nguyên sinh
2. So sánh chồi san hô khác thủy tức ở điểm nào?
3. trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người theo đường nào?
4. các biện pháp tránh động vât kí sinh trong cơ thể người
5. Điểm khác nhauu giữa hải quỳ và san hô
6. khi ở ruột giun đũa thường gây hại cho cơ thể người bằng cách nào?

0 bình luận về “1. Nêu vai trò của ngành động vật nguyên sinh 2. So sánh chồi san hô khác thủy tức ở điểm nào? 3. trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người theo đường n”

  1. 1. vai trò của ngành động vật nguyên sinh là : 

    – làm thức ăn cho động vật nhỏ 

    – để cho biết nước có bẩn không 

    ( có hại cho người và động vật ) 

    2.chồi san hô khác thủy tức ở điểm là : 

    – Thủy tức : khi trưởng thành chồi tách ra sống độc lập 

    – San hô : khi trưởng thành chồi vẫn ở thân mẹ để phát triển thành tập đoàn 

    3. trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người theo đường là : 

    – đường tiêu hóa ( gây ra vết loét ở viêm mạc ruột , ăn hồng cầu ) 

    4. các biện pháp tránh động vât kí sinh trong cơ thể người là : 

    – tập thể dục nâng cao đề kháng 

    – vệ sinh nơi ở sạch sẽ 

    – ăn uống sạch sẽ , tránh đồ ăn bẩn ( nhiễm kí sinh trừng hoặc trứng ) 

    – vệ sinh cá nhân thường xuyên 

    – tẩy giun , sán theo định kì 

    5. Điểm khác nhauu giữa hải quỳ và san hô là :

    San hô : 

    – có khung xương đá vôi

    – sống theo tập đoàn 

    Hải quỳ :

    – sống cộng sinh với tôm , cua 

    6. khi ở ruột giun đũa thường gây hại cho cơ thể người bằng cách là :

    – lấy tranh dinh dưỡng của cơ thể

    – sính ra độc tố làm tắc ruột , tắc ống mật . 

     

    Trả lời
  2. 1. Nêu vai trò của ngành động vật nguyên sinh?

     *Có lợi:

    Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt giáp xác nhỏ: trùng giày, trùng roi;

    – Chỉ thị về độ sạch của môi trường nước;

    – Có ý nghĩa về mặt địa chất.

    *Có hại:

    -Gây bệnh ở người và động vật.

    2. So sánh chồi san hô khác thủy tức ở điểm nào?

    -Sự sinh sản vô tính mọc chồi ở thủy tức và san hô cơ bản là giống nhau.

    -Khác nhau:

     +Ở thủy tức: khi trưởng thành chồi tách ra để sống độc lập.

     +Ở san hô: chồi vẫn dính với cơ thể mẹ và tiếp tục phát triển để tạo thành tập đoàn. 

    3. Trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người theo đường nào?

     -Trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người thông qua con đường tiêu hoá 

    4. Các biện pháp tránh động vât kí sinh trong cơ thể người

    – Giữ gìn vệ sinh cá nhân: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
     – Giữ gìn vệ sinh môi trường: tiêu diệt ruồi nhặng, không vứt rác bừa bãi, không tưới phân tươi cho rau.
     – Giáo dục trẻ bỏ thói quen mút tay.
     – Đi giày, ủng khi tiếp xúc ở nơi đất bẩn.
     – Kiểm nghiệm thực phẩm và cấm buôn bán các loại thịt trâu, bò, lợn,…bị nhiễm bệnh.

    5. Điểm khác nhau giữa hải quỳ và san hô

     –Hải quỳ sống độc lập, không có xương đá vôi.

     –San hô sống thành tập đoàn, có khung xương đá vôi.

    6. Khi ở ruột giun đũa thường gây hại cho cơ thể người bằng cách nào?

     -Giun đũa gây tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột.

    (*Nếu có câu nào sai thì mong bạn thông cảm)

                                            ~Chúc bạn học tốt~                                        

     

    Trả lời

Viết một bình luận