1 ngâm một lá sắt đã được đánh sạch trong dung dịch đồng (2) sunfat .Quan sát thí nghiệm ta thấy 2 có sáu cặp kim loại sau : 1.Na và Mg ;2.K và Al ;

By Charlie

1 ngâm một lá sắt đã được đánh sạch trong dung dịch đồng (2) sunfat .Quan sát thí nghiệm ta thấy
2 có sáu cặp kim loại sau :
1.Na và Mg ;2.K và Al ;3.Na và Ca ;4.Ca và Zn ;5.K và Na ;6.Ca và Ba
sáu cặp kim loại tác dụng được vs H2O (ở nhiệt độ thường) tạo thành hiđroxit kim loại và giải phóng H2 là
A.1 cặp B.2 cặp C.3 cặp D.4 cặp
3.trong ko khí ,kim loại kiềm (Na ,K,..) bị oxi hóa rất nhanh nên chúng được bảo quản bằng cách:
A.phủ lên bề mặt lớp mỡ vazơlin.
B.ngâm trong dầu thực vật
C.ngâm trong rượu etylic
D.bảo quản trong khí quyển agon
4.cặp chất nào sau đây ko tồn tại trong dung dịch ?
A.NaOH và K2co3
B.KOH và CuSO4
C.CaCO3 và HCl
D.Cả B và C
giúp mk vs mk cho hay nhất
mk vote cho 5 sao các bạn

0 bình luận về “1 ngâm một lá sắt đã được đánh sạch trong dung dịch đồng (2) sunfat .Quan sát thí nghiệm ta thấy 2 có sáu cặp kim loại sau : 1.Na và Mg ;2.K và Al ;”

  1. 1)

    Hiện tượng: lá sắt tan dần, có kim loại màu đỏ gạch bám lên lá sắt là \(Cu\), màu xanh của dung dịch giảm dần do muối đồng phản ứng bớt.

    \(Fe + CuS{O_4}\xrightarrow{{}}FeS{O_4} + Cu\)

    2)

    \(Mg;Al;Zn\) không tác dụng với nước ở điều kiện thường.

    Vậy các cặp thỏa mãn là 3,5,6.

    Chọn C.

    3)

    Để bảo vệ các kim loại kiềm người ta thường ngâm chúng trong dầu hỏa hoặc dầu thực vật, vì để tránh các kim loại này tiếp xúc với không khí (vì các kim loại này dễ phản ứng với các chất trong không khí).

    Chọn B.

    4)

    Để cùng tồn tại trong dung dịch thì các cặp chất phải không phản ứng với nhau.

    Chọn D.

    \(2KOH + CuS{O_4}\xrightarrow{{}}Cu{(OH)_2} + {K_2}S{O_4}\)

    \(CaC{O_3} + 2HCl\xrightarrow{{}}CaC{l_2} + C{O_2} + {H_2}O\)

    Trả lời

Viết một bình luận