1)nguyên tử nitơ có tổng số hạt mang điện là 14, biết các loại hạt trong nguyên tử này có số lượng bằng nhau tính số hạt electron của nguyên tử 2)nguy

By Margaret

1)nguyên tử nitơ có tổng số hạt mang điện là 14, biết các loại hạt trong nguyên tử này có số lượng bằng nhau tính số hạt electron của nguyên tử
2)nguyên tử oxi có tổng số các loại hạt là 24 và số hạt mang điện gấp đôi số hạt ko mang điện. tính số proton trong nguyên tử o?
3)Biết nguyên tử x có tổng số các loại hạt là 21, trong đó số hạt ko mang điện chiếm 33,33%. Xác định số lượng từng loại hạt của nguyên tử x?

0 bình luận về “1)nguyên tử nitơ có tổng số hạt mang điện là 14, biết các loại hạt trong nguyên tử này có số lượng bằng nhau tính số hạt electron của nguyên tử 2)nguy”

  1. Bài 1:

    -Vì tổng số hạt mang điện là 14:

    ⇒p+e=14

    mà p=e ⇒2p=14 ⇔p=7 (1)

    -Vì các loại hạt trong nguyên tử này có số lượng bằng nhau:

    ⇒p=e=n (2)

    -Từ (1) và (2)⇒p=e=n=7

    -Vậy nguyên tử Nito có 7 hạt electron

    Bài 2:

    -Vì nguyên tử oxi có tổng số các loại hạt là 24:

    ⇒p+e+n=24

    mà p=e ⇒2p+n=24 (1)

    -Vì số hạt mang điện gấp đôi số hạt ko mang điện:

    ⇒p+e=2n

    mà p=e ⇒2p=2n ⇔p=n (2)

    -Thay (2) vào (1),ta được:

    ⇒3p=24 ⇔p=8

    ⇒p=e=n=8

    -Vậy nguyên tử Oxi có 8 hạt proton

    Bài 3:

    -Vì nguyên tử X có tổng số các loại hạt là 21:

    ⇒p+e+n=21

    mà p=e ⇒2p+n=21 (1)

    -Vì số hạt ko mang điện chiếm 33,33%:

    ⇒n=21.33,33% ≈ 7 (2)

    -Thay (2) và (1), ta được:

    ⇒2p+7=21

    ⇒p=e=7

    -Vậy nguyên tử X có 7 hạt proton , 7 hạt electron , 7 hạt notron

    ———————-Nguyễn Hoạt—————-

    Trả lời
  2. Giải thích các bước giải:

    Bài 1:

    Tổng số hạt mang điện là 14 nên: \(p+e=14\)

    Mà \(p=e\) nên: \(2p=14\ ⇒p=e=\dfrac{14}{2}=7\)

    Mà các loại hạt trong nguyên tử có số lượng bằng nhau nên:

    \(p=e=n=7\)

    Vậy \(p=e=n=7\)

    Bài 2:

    Tổng số hạt là 24 nên: \(p+n+e=24\)

    Mà \(p=e\) nên: \(2p+n=24\ (1)\)

    Số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện nên:

    \(2p=2n\ ⇒p=e=n\ (2)\)

    Thay (2) vào (1) ta được:

    \(2p+p=24\\ ⇒3p=24\\ ⇒p=e=n=\dfrac{24}{3}=8\)

    Vậy \(p=e=n=8\)

    Bài 3:

    Tổng số hạt là 21 nên: \(X=p+n+e=21\)

    Mà \(p=e\) nên: \(2p+n=21\)

    Số hạt không mang điện chiếm 33,33% nên:

    \(⇒n=21\times 33,33\%=7\\ ⇒p=e=\dfrac{21-7}{2}=7\)

    Vậy \(p=e=n=7\)

    chúc bạn học tốt!

    Trả lời

Viết một bình luận