1. Nhận xét công lao của Ngô Quyền đối với đất nước. 2. Nhà Lý đã làm gì để xây dựng đất nước ? 3. Vì sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đ

By Isabelle

1. Nhận xét công lao của Ngô Quyền đối với đất nước.
2. Nhà Lý đã làm gì để xây dựng đất nước ?
3. Vì sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La ?
4. Nêu tình hình sản xuất nông nghiệp dưới thời Đinh – Tiền Lê.
5. Xã hội phong kiến Châu Âu có mấy giai cấp ? Kể tên các giai cấp đó.
6. Nhận xét cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống ( 1075 – 1077 ).
7. Vì sao nói cuộc tiến công phòng vệ của nhà Lý không phải là cuộc tấn công xâm lược ?

0 bình luận về “1. Nhận xét công lao của Ngô Quyền đối với đất nước. 2. Nhà Lý đã làm gì để xây dựng đất nước ? 3. Vì sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đ”

  1. Câu 1:

    Công lao của Ngô Quyền đối với đất nước:

    + Có công chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc.

    + Củng cố và xây dựng đất nước, giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất sau này.

    Câu 2:

    Để củng cố quốc gia thống nhất, nhà Lý đã:

    – Tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương chặt chẽ. 

    – Ban hành luật Hình thư, cũng cố và xây dựng quân đội vững mạnh.

    – Thi hành các chính sách mềm dẻo, linh hoạt đối với các tù trưởng dân tộc miền núi và các nước láng giềng.

    Câu 3:

    Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La vì :

    – Địa thế của Đại La rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài.

    – Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.

    – Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.

    Câu 4:

    Tình hình nông nghiệp nước ta thời Đinh – Tiền Lê:

    – Ruộng đất trong nước nói chung thuộc quyền sở hữu của làng xã. Nhân dân trong làng chia đều ruộng đất cho nhau để cày cấy.

    – Tổ chức lễ cày Tịch điền hàng năm để khuyến khích nhân dân sản xuất.

    – Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng.

    – Nhà nước chú ý vấn đề trị thủy, đào vét kênh ngòi ở nhiều nơi, vừa thuận lợi cho việc đi lại vừa tiện tưới tiêu cho đồng ruộng.

    – Nghề trồng dâu nuôi tằm cũng được khuyến khích.

    => Mùa lúa các năm 987, 989 đều tươi tốt, được mùa liên tục. Nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển.

    Câu 5:
    Xã hội phong kiến Châu Âu gồm 2 giai cấp:
    lãnh chúa và nông nô.

    Câu 6:

    Lý Thường Kiệt có cách đánh giặc rất độc đáo :

    – Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

    – Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

    – Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

    – Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch, làm cho địch hoang mang đồng thời khích lệ, động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

    – Chủ động tiến công khi thời cơ đến: nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.

    – Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

    Câu 7:

    Nói cuộc tiến công phòng vệ của nhà Lý không phải là cuộc tấn công xâm lược vì: 

    Vì cuộc tấn công này chỉ để tiêu diệt những khu tập trung nhiều lương thực,vũ khí chứ không phải tấn công để xâm lược. Lí Thường Kiệt đã có ý tưởng rất độc đáo , sáng tạo để tránh sự xâm lược của quân Tống làm như vậy để nhà Tống không còn lương thực vũ khí để xâm lược nước ta.

    Trả lời
  2. 1.Có công chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc, củng cố và xây dựng đất nước, giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất sau này.

    2.– Tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương chặt chẽ.

    – Ban hành luật Hình thư, cũng cố và xây dựng quân đội vững mạnh.

    – Thi hành các chính sách mềm dẻo, linh hoạt đối với các tù trưởng dân tộc miền núi và các nước láng giềng.

    3.- Địa thế của Đại La rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài. …

    ⇒ Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.

    Trả lời

Viết một bình luận