1 Ông sáu là người như thế nào ? 2 truyện chiếc lược ngà có mấy tình huống ý nghĩa của các tình huống đó ?

By Adalynn

1 Ông sáu là người như thế nào ?
2 truyện chiếc lược ngà có mấy tình huống ý nghĩa của các tình huống đó ?

0 bình luận về “1 Ông sáu là người như thế nào ? 2 truyện chiếc lược ngà có mấy tình huống ý nghĩa của các tình huống đó ?”

  1. 1.Ông Sáu còn là một người chiến sĩ Cách mạng tận tâm, kỉ luật, có trách nhiệm. 

    Ông là người chồng, người cha giàu tình yêu thương như thế, nhưng khi làm một người lính, được nghỉ phép ông mới về thăm nhà, mặc dù quãng thời gian xa gia đình xa con ông luôn canh cánh nỗi nhớ đặc biệt là nỗi nhớ con của mình.

    2

    – Truyện có 2 tình huống:

    + Cuộc gặp gỡ của 2 cha con sau tám năm xa cách, nhưng bé Thu không nhận ra cha, đến lúc em nhận ra và bộc lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu phải ra đi. Đây là tình huống cơ bản.

    ->Thể hiện tình cảm sâu sắc của bé Thu dành cho ba.

    + Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con nhưng ông hi sinh khi chưa gửi món quà cho con.

    ->Thể hiện tình cảm sâu sắc của ông dành cho con đồng thời tố cáo chiến tranh gây mất mát đau thương con con người và bao gia đình

    – Ý nghĩa: nhà văn muốn khẳng định và ca ngợi tình cha con thiêng liêng, sâu nặng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy càng cao đẹp trong hoàn cảnh chiến tranh.

    Trả lời
  2. Câu 1:Ông Sáu là người đại diện về một người chiến sĩ anh dũng đồng thời còn là một một người cha có tình yêu thương dành cho con vô bờ bến. 

    Câu 2:

    Câu chuyện có 4 tình huống

    – Vì chiến tranh, ông Sáu và con phải xa cách nhau trong 8 năm trời, chỉ được nhìn thấy nhau qua những bức hình.

    – Được nghỉ phép về thăm nhà có mấy ngày, ông Sáu vui mừng, khao khát phút giây nghe con gọi “ba”, vậy nhưng chỉ bởi vết thẹo dài trên má ông mà bé Thu nhất quyết không nhận cha mình, điều này khiến ông Sáu rất buồn .

    – Sau khi nghe bà giải thích, bé Thu đã hiểu ra nhưng đến lúc nhận ra và bày tỏ tình cảm với cha thì lúc này  ông Sáu đã phải lên đường đi chiến đấu.

    – Ở chiến khu, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương cho con qua việc làm chiếc lược ngà nhưng chưa kịp trao tận tay cho con thì đã hi sinh.

    * Ý nghĩa tình huống truyện Chiếc lược ngà

    – Nút thắt của câu chuyện: Vết thẹo trên mặt ông Sáu là nguyên nhân khiến cho bé Thu nhất quyết không nhận cha => Tình huống đầy éo le, bất ngờ nhưng cũng rất hợp lí, tự nhiên theo tâm lí của trẻ nhỏ khi nhìn cha hiện tại khác hoàn toàn với người cha trong bức ảnh. Đó cũng là thử thách lớn nhất để hai cha con phải vượt qua và khi đã vượt qua thử thách lớn này, càng tô đậm tình phụ tử sâu nặng, thiêng liêng.

    – Tình huống truyện cũng góp phần bộc lộ tính cách của các nhân vật:

    + Ông Sáu: Là người cha hiền lành, mẫu mực, dành trọn cho đứa con gái bé bỏng của mình tình cảm yêu thương, ông khao khát tiếng con gọi cha từng ngày và tranh thủ từng phút giây nghỉ phép ngắn ngủi để thể hiện tình cảm của mình đối với đứa con, và đau buồn thậm chí nổi giận khi đứa con mình mong mỏi bấy lâu nay không nhận cha.

    + Bé Thu: Là cô bé có cá tính mạnh mẽ, bướng bỉnh, ương bướng ngay cả khi bị cha đánh cũng nhất quyết không khóc, tuy nhiên là một cô bé rất yêu kính cha mình khi không nhận người không giống cha trong bức ảnh; chỉ đến khi hiểu ra vấn đề, em mới bộc lộ toàn bộ nỗi niềm nhớ nhung, tình cảm của mình đối với người cha thân yêu.

    – Qua đây, tác giả Nguyễn Quang Sáng ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng, sâu sắc cũng như bí mật lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa.

    Trả lời

Viết một bình luận