1.phân tích cách đánh giặc độc đáo của lý thường kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống ? (đầy đủ ko chép mạng chép) 2.trình bày luật pháp và quân

By Remi

1.phân tích cách đánh giặc độc đáo của lý thường kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống ? (đầy đủ ko chép mạng chép)
2.trình bày luật pháp và quân đội dưới dưới thời Lý ? Ý nghĩa của chính sách ” Ngụ Binh Ư Nông ”
3.Vì sao Đinh Bộ Lĩnh đc nhân dân tôn làm “Vạn Thắng Vương”?

0 bình luận về “1.phân tích cách đánh giặc độc đáo của lý thường kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống ? (đầy đủ ko chép mạng chép) 2.trình bày luật pháp và quân”

  1. 1/ Cách đánh giặc độc đáo của lý thường kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống là : 

    – Thực hiện chiến thuật “Ra tay trước chế phục người” là chủ động tiến công địch , đẩy địch vào thế bị động

    – Lựa chọn và xây dựng các phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt

    – Tiêu diệt thủy quân của địch , không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ

    – Sử dụng chiến thuật “Công Tâm” là đánh vào tâm lí của địch, làm cho địch hoang mang đồng thời khích lệ , động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

    – Chủ động tiến công khi thời cơ đến khi nhận thấy quân địch đã suy yếu , hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch

    – Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng , đề nghị giảng hòa để hạn chế tổn thất

    2/

    – Luật pháp :

    + Năm 1042 , nhà Lý ban hành bộ Hình thư , bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta

    + Nội dung: quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện , xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân , nghiêm cấm việc mổ trâu bò , bảo vệ sản xuất nông nghiệp . Những người phạm tội bị xử phạt rất nghiêm khắc

    – Quân đội :

    + Gồm hai bộ phận : cấm quân và quân địa phương.

    + Thi hành chính sách “ngụ binh ư nông” là cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất , khi cần triều đình sẽ điều động.

    + Quân đội kỉ luật nghiêm minh , được huấn luyện chu đáo , vũ khí trang bị cho quân đội gồm giáo mác , đao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá…

    – Ý nghĩa của chính sách ” Ngụ Binh Ư Nông ” là

    Chính sách quân sự cho quân lính luân phiên nhau giữa sản xuất và luyện tập trong thời bình . lúc có chiến tranh sẽ huy động tất cả đi chiến đấu.

    3/ Vì Đinh Bộ Lĩnh là người có tài , lại được nhân dân nhiều địa phương góp sức , ủng hộ đánh đâu thắng đấy nên được nhanh dân tôn làm ”Vạn Thắng Vương”

    Trả lời
  2. 1/ Các cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt:

    – Chủ động tiến công trước để tự vệ

    – Chọn vị trí thuận lợi để xây dựng phòng tuyến

    – Biết khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta: cho người đọc bài thơ Thần (Nam quốc sơn hà)

    – Cách tấn công bất ngờ: đang đêm cho quân tấn công

    – Kết thúc chiến tranh nhân đạo: đề nghị giảng hòa

    2/ 

    – Thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”: cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động.

    Ý nghĩa: Gửi quân vào nông nghiệp, cho binh lính lao động, sản xuất tại địa phương trong một khoảng thời gian xác định”

    3/ 

    Vì Đinh Bộ Lĩnh là người có tài, lại được nhân dân nhiều địa phương góp sức, ủng hộ đánh đâu thắng đấy, được tôn làm Vạn Thắng Vương.

    Trả lời

Viết một bình luận