1. Quá trình nguyên phân tử của một loài lưỡng bội ( 2n = 10 ) đã tạo ra 16 tế bào mới. Số lưỡng NST đơn ở kì sau của đợt nguyên phân tiếp theo là 2.

By Emery

1. Quá trình nguyên phân tử của một loài lưỡng bội ( 2n = 10 ) đã tạo ra 16 tế bào mới. Số lưỡng NST đơn ở kì sau của đợt nguyên phân tiếp theo là
2. Môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương với 1610 nhiễm sắc thể đơn để một số tế bào ở người (2n = 46) nguyên phân với số lần như nhau. Số lần nguyên phân của mooic tế bào là
3. Ở lúa nước, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n = 24). Số cromatit ở kì sau của nguyên nhân là
4. Ở một loài, một trong các hợp tử lưỡng bội nguyên phân liên tiếp 5 lần. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ ba, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có 192 cromatit. Số nhiễm sắc thể có trong hợp tử này là
5. Từ một hợp tử của người (2n = 46) nguyên phân 5 đợt liên tiếp thì số tâm động có ở kì sau của đợt nguyên phân tiếp theo là bao nhiêu ?
6. Quan sát một nhóm tế bào sinh tính của một cơ thể ruồi giảm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8, giảm phân bình thường; người ta đếm được trong tất cả các tế bào này có tổng số 128 nhiễm sắc thể đơn đang phân li về hai cực của tế bào. Số giao tử được tạo ra sau khi quá trình giảm phân kết thúc là
7. Có 3 tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân liên tiếp 4 lần sau đó tất cả tế bào tạo ra đều chuyển sang vùng chín của một loài giảm phân. Số tế bào con được tạo ra sau giảm phân là
8. Một tế bào sinh dục cái của thỏ 2n = 44 bước vào giảm phân
a. Tính số NST và trạng thái qua các kì của giảm phân
b. Tính số Nst trong trứng và các thế cực
9. Ba tế bào sinh dục đực của trâu 2n = 50 bước vào giảm phân
a. Tính số tinh trùng được tạo thành
b. Tính số NST trong các tinh trùng

0 bình luận về “1. Quá trình nguyên phân tử của một loài lưỡng bội ( 2n = 10 ) đã tạo ra 16 tế bào mới. Số lưỡng NST đơn ở kì sau của đợt nguyên phân tiếp theo là 2.”

  1. Đáp án:

    Câu 1:

    – Gọi k là số lần nguyên phân của tế bào

    $2^{k}$ = 16

    → k = 4

    – Số NST đơn ở kì sau đợt nguyên phân kế tiếp là

    $2^{4}$ × 4n = 3 NST đơn

    Câu 2:

    – Gọi a là số tế bào, k là số lần nguyên phân

    – Ta có:

    a × 2n × ($2^{k}$ – 1) = 1610

    ⇒ a × ($2^{k}$ – 1) = 35 = 7 × 5

    + Trường hợp 1:

    a = 5 ⇒ k = 3 (nhận)

    + Trường hợp 2:

    a = 7 ⇒ $2^{k-1}$ = 5 (loại)

    Câu 3:

    – Ở kì sau của nguyên phân NST ở trạng thái đơn ⇒ Số crômatit ở kì sau của nguyên phân là 0

    Câu 4:

    – Ở lần nguyên phân thứ 3 có $2^{2}$ = 4 tế bào tham gia 

    $2^{2}$ × 2n = 192

    ⇒ 2n = 48

    Câu 5:

    – Số tế bào tham gia nguyên phân lần thứ 6 là:

    $2^{5}$ = 32 tế bào

    – Số tâm động ở kì sau trong lần nguyên phân thứ 6 là:

    32 × 4n = 2944 tâm động

    Câu 6:

    – Gọi a là số tế bào tham gia giảm phân

    – Các tế bào NST đơn phân li về hai cực của tế bào ⇒ các tế bào đang ở kì sau của giảm phân II

    – Ta có:

    a × 2n = 128

    ⇒ a = 16

    – Vì đây là tế bào sinh tinh nên số giao tử được tạo ra là:

    16 × 4 = 64 giao tử

    Câu 7:

    – 3 tế bào sinh dục đực sau khi nguyên phân 4 lần tạo ra 3 × $2^{4}$ = 48 tế bào con

    – Mỗi tế bào sinh dục đực giảm phân cho 4 tinh trùng

    ⇒ Số tinh trùng được tạo ra là:

    48 × 4 = 192 tinh trùng

    Câu 8:

    a.

    2n = 44

    * Giảm phân I

    – Kì trung gian: 44 NST đơn

    – Kì đầu: 44 NST kép

    – Kì giữa: 44 NST kép

    – Kì sau: 44 NST kép

    – Kì cuối

    + Đầu kì cuối: 44 NST kép

    + Cuối kì cuối: 22 NST kép

    * Giảm phân II

    – Kì trung gian: 22 NST kép

    – Kì đầu: 22 NST kép

    – Kì giữa: 22 NST kép

    – Kì sau: 44 NST đơn

    – Kì cuối

    + Đầu kì cuối: 44 NST đơn

    + Cuối kì cuối: 22 NST đơn

    b.

    – Số tế bào sinh dục cái sau giảm phân sẽ cho 1 trứng và 3 thể cực

    – Số NST trong trứng là:

    n = 22 NST

    – Số NST trong các thể cực là:

    3 × n = 3 × 22 = 66 NST

    Câu 9:

    a.

    – Số tinh trùng được tạo thành sau giảm phân là:

    3 × 4 = 12 tinh trùng

    b.

    – Số NST trong các tinh trùng là:

    12 × n = 12 × 25 = 300 NST

    Trả lời
  2. Câu 1:

    Bước vào lần nhân đôi tiếp theo các NST sẽ nhân đôi do đó số NST đơn ở kì sau của đợt nguyên phân tiếp theo là: 16 x 2n x 2 = 16 x 10 x 2 = 320 

    Câu 2:

    Gọi k là số lần nguyên phân, a là số tế bào, với a và k đều là số tự nhiên ta có:

    ($2^{k}$ – 1) x a x 46 = 1610 → k = 3 và a = 5.

    Câu 3: Ở kì sau nguyên phân NST ở dạng đơn nên số cromatit là 0

    Câu 4:

    Sau 3 lần nguyên phân tạo 2³ = 8 tế bào.

    Số cromatit trong mỗi tế bào ở kì giữa nguyên phân là 4n

    Vậy ta có: 4n x 8 = 192 → 2n = 12

    Câu 5:

    Số tâm động chính là số NST

    Ở kì sau mỗi tế bào có 4n NST đơn do NST phân chia những tế bào chất chưa phân chia.

    Vậy ta có đáp án cần tìm: 46 x 2 x $2^{5}$ = 2944

    Câu 6: NST đơn đang phân li về hai cực của tế bào trong giảm phân nên đây đang ở kì sau giảm phân 2.

    Kết thúc giảm phân 2, mỗi tế bào sẽ phân chia thành 2 tế bào đơn bội, hình thành nên 2 giao tử đực.

    Vậy số giao tử tạo ra là: 128 x 2 = 256

    Câu 7:

    Số tế bào con tạo thành sau giảm phân là: 3 x $2^{4}$ x 4 = 192

    Câu 8:

    Kì đầu I: 44 NST kép

    Kì giữa I: 44 NST kép

    Kì sau I: 44 NST kép

    Kì cuối I: 22 NST kép

    Kì đầu II: 22 NST kép

    Kì giữa II: 22 NST kép

    Kì sau II: 44 NST đơn

    Kì cuối II: 22 NST đơn

    b, 1 tế bào giảm phân tạo 1 trứng và 3 thể cực.

    Số NST trong trứng: n = 22

    Số NST trong các thể cực: n x 3 = 22 x 3 = 66

    Câu 9:

    a, Số tinh trùng tạo thành: 3 x 4 = 12

    b, Số NST trong các tinh trùng: 50 : 2 x 12 = 300 NST

    Trả lời

Viết một bình luận