1. Sông và hồkhác nhau như thế nào? Thế nào là hệ thống sông, lưu vực sông? 2. Có mấy loại hồ? Nguyên nhân hình thành hồ trên đỉnh trên đỉnh núi và hồ

By Natalia

1. Sông và hồkhác nhau như thế nào? Thế nào là hệ thống sông, lưu vực sông?
2. Có mấy loại hồ? Nguyên nhân hình thành hồ trên đỉnh trên đỉnh núi và hồ nước
mặn?
3. Vì sao chúng ta phải bảo vệ để sông, hồ không bị ô nhiễm.?
4Vì sao độ muối của biển và đại dương lại khác nhau.?
5Cho biết nguyên nhân ba hình thức vận động của nước biển và đại dương?
trả lời giúp mình sẽ vote hay nha ( ghi rõ giúp mình nha )

0 bình luận về “1. Sông và hồkhác nhau như thế nào? Thế nào là hệ thống sông, lưu vực sông? 2. Có mấy loại hồ? Nguyên nhân hình thành hồ trên đỉnh trên đỉnh núi và hồ”

  1. 1Sông và hồ khác nhau ở các điểm sau đây:

    – Sông là dòng chảy thường xuyên, còn hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu, sông có cấu tạo phức tạp: nhiều bộ phận như lưu vực, hạ lưu, phụ lưu…tạo thành hệ thống sông.

    – Sông có lưu vực xác định, hồ thường không có diện tích nhất định, hồ có cấu tạo đơn giản hơn sông

    – Lưu vực sông: Là diện tích đất đai cung cấp thường xuyên cho sông.

    – Hệ thống sông: Sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông.

    2. Có 2 loại hồ: 

    +Hồ nước ngọt 

    + Hồ nước mặn

        Nguyên nhân hình thành hồ trên điỉnh núi và hồ nước mặn là: Khí hậu khô hạn ít mưa, độ bốc hơi lớn.Điển hình là các hồ trong hoang mạc.

    3. Chúng ta bảo vệ để sông, hồ không bị ô nhiễm là vì:

    +sông hồ mang lại những lợi ích rất lớn: giao thông, thủy lợi, cung cấp thủy sản, cảnh quan du lịch, bồi đắp cho đồng bằng, giúp điều hòa khí hậu xung quanh, làm thủy điện, bồi đắp phù sa, giao lưu đường thủy, giúp thu nhập kinh tế, cải thiện đời sống, điều hòa nước cho các con sông……

    +Nếu sống hồ bị ô nhiễm sẽ mang lại những hậu quả nghiêm trọng:

    • Thay đổi hệ sinh thái.
    • Mất đa dạng sinh học.
    • Hiện tượng phú dưỡng, xảy ra khi thành phần của hồ ở mức độ lớn hơn và các dòng sông bị thay đổi do sự hiện diện của phân bón hoặc các sản phẩm hóa học khác, làm thay đổi thành phần của chúng, do đó làm tăng nồng độ nitơ (N) và phốt pho (P). Một lớp được tạo ra ngăn cản sự đi qua của ánh sáng và oxy, gây ra những vấn đề lớn trong đa dạng sinh học dưới nước.
    • Bệnh, cả ở động vật và thực vật và ở người. Trong trường hợp động vật và con người không chỉ vì uống nước trực tiếp mà còn vì lượng thức ăn gián tiếp khác đã hấp thụ nước cho sự phát triển của chúng.
    • Tỷ lệ tử vong cao ở các quốc gia không có phương tiện lọc nước.              

    ===>chúng ta phải bảo vệ để sông, hồ không bị ô nhiễm

    4.

    Độ muối (độ mặn nước biển, đại dương) khác nhau do tác động của các yếu tố:

    – Nhiệt độ nước biển, đại dương (các dòng hải lưu nóng, lạnh).

    – Lượng bay hơi nước.

    – Nhiệt độ môi trường không khí.

    – Lượng mưa.

    – Điều kiện địa hình (vùng biển, đại dương kín hay hở).

    – Số lượng nước sông đổ ra biển, đại dương.

    =>Độ muối của biển và đại dương khác nhau.

    5.– Nước biển và đại dương có 3 hình thức vận động:

    *sóng:

    +Khái niệm: Là sự dao động tại chỗ của nước biển và đại dương.

    +Nguyên nhân hình thành: Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần

    *thuỷ triều:

    +Khái niệm: Là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc rút xuống, lùi tít ra xa.

    +Nguyên nhân hình thành: Do sức hút của Mặt Trăng và một phần của Mặt Trời

    *dòng biển:

    +Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển  trên mặt tạo thành các dòng chảy trên biển và đại dương

    +Nguyên nhân hình thành: Chủ yếu là các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất: Tín phong, Tây ôn đới.

    Trả lời
  2. 1   Sông và hồ khác nhau như thế nào?

    –  Sông là dòng nước chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa còn hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.

         Thế nào là hệ thống sông, lưu vực sông?

              – Lưu vực sông: là vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho một con sông.

              – Hệ thống sông: dòng sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp lại tạo thành hệ thống sông.

    2    Có mấy loại hồ?

         

    • Phân loại hồ:

    + Căn cứ vào tính chất của nước có: hồ nước mặn, hồ nước ngọt.

    + Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có hồ móng ngựa, hồ núi lửa, hồ nhân tạo…

          Nguyên nhân hình thành hồ trên đỉnh trên đỉnh núi và hồ nước mặn ?

    • Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. ( câu này tui ko bt  )

    Trả lời

Viết một bình luận