1.Thế nào là vi phạm pháp luật? Các loại vi phạm pháp luật? 2.Phân biệt các loại trách nhiệm pháp lý? các hình thức tham gia quản lý nhà nước, quản lý

By Amara

1.Thế nào là vi phạm pháp luật? Các loại vi phạm pháp luật?
2.Phân biệt các loại trách nhiệm pháp lý?
các hình thức tham gia quản lý nhà nước, quản lý XH?
– HS thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý XH như thế nào?
3. thế nào là bảo vệ tổ quốc?
– Quy định của hiến pháp và luật nghĩa vụ quân sự về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc?
– Hs làm gì để góp phần bảo vệ tổ quốc?

0 bình luận về “1.Thế nào là vi phạm pháp luật? Các loại vi phạm pháp luật? 2.Phân biệt các loại trách nhiệm pháp lý? các hình thức tham gia quản lý nhà nước, quản lý”

  1. Câu 1:

    Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
    Có các loại vi phạm pháp luật sau:

    – Vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm)

    – Vi phạm pháp luật hành chính

    – Vi phạm pháp luật luật dân sự

    – Vi phạm kỷ luật

    Câu 2:

    Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định. Có loại trách nhiệm pháp lý sau:

    – Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu hình phạt và các biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật Hình sự, nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội. Trách nhiệm hình sự do Toà án áp dụng ứng dụng đối với người có hành vi phạm tội.

    – trách nhiệm hành chính ảnh là trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm các nguyên tắc quản lý nhà nước phải chịu các hình thức xử lý hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.

    -trách nhiệm dân sự là trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi vi phạm pháp luật dân sự phải chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.

    -trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm của người vi phạm kỷ luật phải chịu các hình thức kỷ luật do thủ trưởng cơ quan, giám đốc doanh nghiệp op-amp dụng đối với cán bộ, viên chức, nhân viên thuộc quyền quản lý của mình.

    Học sinh thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng cách cách thực hiện tốt trách nhiệm, việc làm của mình, biết quan tâm giúp đỡ người khác

    Câu 3:

    Bảo vệ tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    – để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, nghe từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh chúng ta phải ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự; tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự, an ninh trong Trường học và nơi cư trú; sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tích cực vận động người thân trong gia đình thực hiện nghĩa vụ quân sự.

    Trả lời
  2. 1.Thế nào là vi phạm pháp luật? Các loại vi phạm pháp luật?

    → – Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật , có lỗi , do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện , xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ

    – Các loại vi phạm pháp luật :

     + Vi phạm pháp luật hình sự

     + Vi phạm pháp luật hành chính

     + Vi phạm pháp luật dân sự

     + Vi phạm kỉ luật
    2.Phân biệt các loại trách nhiệm pháp lý?
    các hình thức tham gia quản lý nhà nước, quản lý XH?
    – HS thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý XH như thế nào?

    → – Phân biệt các loại trách nhiệm pháp lí :

     + Trách nhiệm hình sự : là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu hình phạt và các biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật Hình sự , nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội . Trách nhiệm hình sự do Tòa án áp dụng đối với người có hành vi phạm tội

     + Trách nhiệm hành chính : là trách nhiệm của cá nhân , tổ chức , cơ quan vi phạm các nguyên tắc quản lí nhà nước phải chịu các hình thức xử lí hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng

     + Trách nhiệm dân sự : là trách nhiệm của cá nhân , tổ chức , cơ quan có hành vi vi phạm pháp luật dân sự phải chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm

     + Trách nhiệm kỉ luật : là trách nhiệm của người vi phạm kỉ luật phải chịu các hình thức kỉ luật do thủ trưởng cơ quan , giám đốc doanh nghiệp áp dụng đối với cán bộ công chức , viên chức , nhân viên thuộc quyền quản lí của mình

    – Học sinh thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội :

     + Học sinh khi đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử , đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vàoQuốc hội , Hội đồng nhân dân

     + Học sinh có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội , tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở , địa phương và cả nước

    3. thế nào là bảo vệ tổ quốc?
    – Quy định của hiến pháp và luật nghĩa vụ quân sự về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc?
    – Hs làm gì để góp phần bảo vệ tổ quốc?

    – Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập , chủ quyền , thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc , bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam . Bao gồm việc xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân , thực hiện nghĩa vụ quân sự , thực hiện chính sách hậu phương quân đội và bảo vệ trật tự , an ninh xã hội

    – Quy định của Hiến pháp và Luật nghĩa vụ quân sự về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc :

     + Hiến pháp : Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân . Bảo vệ Tổ quốcn Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân

     + Luật nghĩa vụ quân sự : Công dân nam giới đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ ; lứa tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi

    – Để góp phần bảo vệ Tổ quốc , học sinh cần :

     + Ra sức học tập

     + Tu dưỡng đạo đức

     + Rèn luyện sức khỏe

     + Luyện tập quân sự

     + Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự , an ninh trong trường học và nơi cư trú

     + Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự

     +  Tích cự vận động người thân trong gia đình thực hiện nghĩa vụ quân sự

    chúc bạn học tốt !

    Trả lời

Viết một bình luận