1.Tình hình nước ta sau cách mạng tháng tám hiểm nghèo như thế nào?, Đảng và chính phủ đã làm gì để giải quyết những khó khăn trên? 2. Tại sao cuộc kh

By Kaylee

1.Tình hình nước ta sau cách mạng tháng tám hiểm nghèo như thế nào?, Đảng và chính phủ đã làm gì để giải quyết những khó khăn trên?
2. Tại sao cuộc kháng chiến của chúng ta bùng nổ vào 19/12/1946.

0 bình luận về “1.Tình hình nước ta sau cách mạng tháng tám hiểm nghèo như thế nào?, Đảng và chính phủ đã làm gì để giải quyết những khó khăn trên? 2. Tại sao cuộc kh”

  1. Câu 1 :

    Sau cách mạng tháng Tám, nước ta phải đối mặt với vô vàn khó khăn chồng chất:

    * Giặc ngoại xâm và nội phản:

    – Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn quân Tưởng kéo theo các tổ chức phản động Việt Quốc, Việt Cách nhằm lật đổ chính quyền cách mạng.

    – Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: hơn 1 vạn quân Anh mở đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai.

    – Còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp.

    – Các thế lực phản động trong nước lợi dụng tình hình này nổi dậy chống phá.

    ⟹ Như vậy, cùng một lúc nước ta phải đối phó với nhiều kẻ thù.

    * Khó khăn trong nước:

    – Về chính trị:

    + Chính quyền cách mạng vừa mới ra đời còn non trẻ, chưa được củng cố.

    + Lực lượng vũ trang còn non yếu.

    + Những tàn dư của chế độ cũ còn sót lại.

    – Về kinh tế:

    + Chủ yếu là nông nghiệp vố đã nghèo nàn, lạc hậu còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

    + Thiên tai liên tiếp sảy ra: Lũ lụt lớn vào tháng 8/1948 làm vỡ đê 9 tỉnh Bắc Bộ, rồi đến hạn hán kéo dài làm cho 50% ruộng đất không thể cày cấy được.

     Về tài chính:

    + Ngân sách nước nhà trống rỗng.

    + Nhà nước cách mạng chưa được kiểm soát ngân hang Đông Dương.

    + Quân Tưởng tung ra thị trường các loại tiền đã mất giá trị.

    – Về văn hóa – xã hội:

    + Hơn 90% dân số không biết chữ.

    + Các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút,… tràn lan.

    ⟹ Những khó khăn đó đã đặt nước ta vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

    – Khó khăn lớn nhất và nguy hiểm nhất đối với Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám là giặc ngoại xâm và nội phản.

    Câu 2 :

    – Sau Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946), ta đã thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung kí kết, nhưng với âm mưu xâm lược lâu dài đất nước ta, Pháp đã bội ước và tăng cường các hành động khiêu khích:

    Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tấn công các cơ sở cách mạng, vùng tự do, căn cứ địa của ta.

    Ở Bắc Bộ, ngày 20-11-1946, Pháp đánh chiếm một số vị trí quan trọng ở thành phố Hải Phòng, nổ súng vào quân ta ở thị xã Lạng Sơn.

    Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12-1946, thực dân Pháp liên tiếp gây ra những cuộc xung đột vũ trang.

    + Đặc biệt là ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng. Pháp tuyên bố: nếu ta không chấp nhận thì ngày 20-12-1946, chúng sẽ hành động.

    ⟹ Trước những hành động xâm lược của thực dân pháp, nhân dân ta chỉ có con đường kháng chiến bảo vệ độc lập tự do.

    – Ngày 18, 19-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.

    – Ngay trong đêm 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

    ⟹ Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta bùng nổ.  

    * Chúc bạn học tốt *

    Trả lời

Viết một bình luận