1. Tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta được thể hiện như thế nào trong giai đoạn 1858- 1873. (Xem bài 24. II) 2. Pháp chiếm Bắc Kì lần th

By Lydia

1. Tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta được thể hiện như thế nào trong giai đoạn 1858- 1873. (Xem bài 24. II)
2. Pháp chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1882) trong hoàn cảnh nào?
3. Nêu diễn biến cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì trong chống Pháp lần1,2.
4. So sánh cuộc kháng chiến của nhân dân ta trong trận Cầu Giấy lần 1,2.
5. Hoàn thành bảng sau:
Tên Hiệp ước / Nhâm Tuất/ Giáp Tuất/ Qúy Mùi /Pa-tơ-nốt
– Thời gian / / / /
– Hoàn cảnh / / / /
– Nội dung / / / /
– Hệ quả / / / /
6. Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
7. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế có đặc đểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?
8. Tại sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế có thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa từ khi Pháp xâm lược đến cuối XIX?
9. Theo em có những nguyên nhân thất bại nào trong cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân ta.
10. Để tưởng nhớ công lao của Đề Thám, Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương…nhân dân ta làm gì?
11. Nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Yên Thế, cuộc khởi nghĩa Hương Khê.

0 bình luận về “1. Tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta được thể hiện như thế nào trong giai đoạn 1858- 1873. (Xem bài 24. II) 2. Pháp chiếm Bắc Kì lần th”

  1. 1. Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp:

         + Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm cỏ (12 – 1864).

         + Khởi nghĩa của Trương Định ờ Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.

    – Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi. liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau :

         + Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trang Trực, Nguyễn Hữu Huân,…

         + Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông…,

    2. *

    Hoàn cảnh:

    – Pháp bước đầu xây dựng bộ máy cai trị và tiến hành bóc lột nhân dân ta.

    – Mục đích: biến nơi đây thành bàn đạp để đánh chiếm Campuchia, rồi chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

    – Thái độ của triều đình Huế: Đối với Pháp tiếp tục muốn thương lượng để chia sẻ quyền thống trị.

    – Đối với nhân dân thì ra sức bóc lột và đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân.

    – Kinh tế sa sút, tài chính thiếu hụt, binh lực suy yếu.

    *Hoàn cảnh:

    – Trong nước:

    + Sau hiệp ước Giáp Tuất nhân dân phản đối, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.

    + Kinh tế kiệt quệ, đời sống nhân dân đói khổ.

    + Giặc cướp nổi lên khắp nơi.

    + Triều đình khước từ mọi cải cách duy tân

    3. – Âm mưu của Pháp đánh ra Bắc Kì:

     + Lợi dụng việc triều đình nhờ đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, cho tên lái buôn Đuy- puy vào gây rối ở Hà Nội

     + Lấy cớ giải quyết vụ Đuy- puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo quân ra Bắc Kì.

    – Diễn biến:

     + Ngày 20/11/1873, Pháp đánh thành Hà Nội.

     + Quân ta có 7.000 do Nguyễn Tri Phương chỉ huy chống cự không nổi. Nguyễn Tri Phương bị thương, bị bắt, nhịn ăn mà chết.

     + Sau khi chiếm được Hà Nội, quân Pháp nhanh chóng chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.

    __________

     – Trận chiến đấu ở cửa ô Thanh Hà (Hà Nội).

     – Tại các tỉnh đồng bằng, ở đâu Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta. Căn cứ kháng chiến được hình thành như của Nguyễn Mậu Kiến (Thái Bình), căn cứ kháng chiến của Phạm Văn Nghị ở Nam Định

     – Ngày 21-12-1873, quân Pháp đánh ra Cầu Giấy song bị thất bại, Gác -ni-ê bị giết.

    – Song triều đình Huế lại kí Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874). Nội dung chính: Pháp rút quân khỏi Bắc Kì; triều đình thừa nhận Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

    __________

    * Hoàn cảnh:

    – Trong nước:

    + Sau hiệp ước Giáp Tuất nhân dân phản đối, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.

    + Kinh tế kiệt quệ, đời sống nhân dân đói khổ.

    + Giặc cướp nổi lên khắp nơi.

    + Triều đình khước từ mọi cải cách duy tân

    – Nước Pháp:

     + Chủ nghĩa tư bản phát triển, nên cần tài nguyên khoáng sản ở Bắc Kì. Chúng đã  quyết tâm chiếm bằng được Bắc kì.

    * Âm mưu của pháp:

    – Sau hiệp ước 1874, Pháp quyết tâm chiếm bằng được Bắc kỳ, biến nước ta thành thuộc địa.

    – Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874 và giao thiệp với nhà Thanh, Pháp đem quân xâm lược Bắc kỳ lần thứ hai.

    * Diễn biến:

    + 3/4/1882, Ri-vi-e chỉ huy quân Pháp đổ bộ lên Hà Nội.

    + 25/4/1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư đòi Hoàng Diệu nộp thành. Không đợi trả lời chúng nổ súng tấn công và chiếm thành.

    + Quân dân ta anh dũng chống trả, đến trưa thành mất. Hoàng Diệu tự tử.

     – Sau đó quân Pháp mở rộng chiếm đóng một số nơi khác như Hòn Gai, Nam Định…

    Trả lời

Viết một bình luận