1/Trình bày tình hình phát triển công nghiệp của châu Á 2/Vì sao Dãy Himalaya được coi là ranh giới khí hậu giữa châu Á và Nam Á 3/Nêu sự phát triển

By Iris

1/Trình bày tình hình phát triển công nghiệp của châu Á
2/Vì sao Dãy Himalaya được coi là ranh giới khí hậu giữa châu Á và Nam Á
3/Nêu sự phát triển của kinh tế Ấn Độ
4/ Trình bày tình hình sản xuất lương thực ở Châu Á
5/ Vì sao Tây Nam Á có khí hậu khô hạn 6/Vì sao tình hình chính trị các nước Tây Nam Á không ổn định
7/ Vì sao khu vực Đông Á có dân số đông nhất châu Á

0 bình luận về “1/Trình bày tình hình phát triển công nghiệp của châu Á 2/Vì sao Dãy Himalaya được coi là ranh giới khí hậu giữa châu Á và Nam Á 3/Nêu sự phát triển”

  1. 1.

    – Công nghiệp được ưu tiên phát triển, sản xuất công nghiệp đa dạng nhưng phát triển chưa đều. Có các ngành như:

    + Công nghiệp khai khoáng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển hầu hết ở các nước.

    +Luyện kim, khai khoáng chế tạo điện tử phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc…

    2. Dãy Himalaya rất đồ sộ, kéo dài và cao bậc nhất thế giới được xem là ranh giới khí hậu giữa Trung Á và Nam Á. Đó là bức tường thành ngăn gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào làm mưa trút hết ở sườn nam với lượng mưa trung bình 2000 – 3000 mm/năm. Trong khi phía bên kia ( sườn Bắc Himalaya) trên cao nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa trung bình dưới 100 mm/năm.

    3.

    – Nền kinh tế Ấn Độ lớn thứ ba thế giới nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), thứ 7 trên thế giới nếu tính theo tỷ giá hối đoái với USD (Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 1 nghìn tỷ USD năm 2007).

    Nền kinh tế Ấn Độ đa dạng và bao gồm các ngành và lĩnh vực: nông nghiệp, thủ công nghiệp, dệt, chế tạo và nhiều ngành dịch vụ.

    – Dù $\frac{2}{3}$ lực lượng lao động Ấn Độ vẫn trực tiếp hay gián tiếp sống bằng nghề nông nhưng dịch vụ là một lĩnh vực đang tăng trưởng và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Ấn Độ.

    4.

    – Lúa gạo trồng chủ yếu ở các đồng bằng, là cây lương thực quan trọng nhất, chiếm 93% sản lượng lúa gạo thế giới (2003). Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam là những quốc gia có sản lượng lúa gạo lớn. Trong đó có Thái Lan và Việt Nam là 2 quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới.

    – Ngô, lùa mì trồng nhiều ở các vùng cao, nơi có khí hậu khô, chiếm 39% sản lượng lúa mì thế giới (2003).

    – Cây công nghiệp: chè, cao su, cọ, bông

    – Chăn nuôi: trâu bò, dê, cừu, tuần lộc…

    *Nông nghiệp Châu Á có nhiều tiến bộ vượt bậc là do áp dụng công nghệ sinh học, đa máy móc, phân bón và sản xuất nông nghiệp.

    5.

    – Do vị trí nằm chủ yếu trong đới nóng quanh năm chịu ảnh hưởng của áp cao cận chí tuyến khô nên khí hậu khô hạn.

    – Có các dãy núi và sơn nguyên bao quanh ngăn chặn ảnh hưởng của biển vào đất liền nên khí hậu khô hạn.

    – Tiếp giáp với lục địa á-âu chịu ảnh hưởng của khối khí lục địa khô từ đây di chuyển sang.

    – Do có đường chí tuyến đi ngang qua lãnh thổ.

    6. 

    – Vị trí địa lý của Tây Nam Á: Tây Nam Á nằm trên đường giao thông quốc tế (ngã ba của 3 châu lục Á – Âu – Phi) và giáp các biển: Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Biển Đen, Biển Caspi, vịnh Ba Tư. Có thể nói là khu vực này có vi trí chiến lược quan trọng.
    – Là khu vực giàu khoáng sản, nhất là dầu mỏ
    – Lịch sử Tây Nam Á phức tạp: từng bị Thực dân Anh đô hộ hơn 200 năm.
    – Tình hình kinh tế – xã hội bị chi phối nhiều bởi nơi đây tập trung khá nhiều tôn giáo mà họ thường hay xung đột vì sắc tộc, tôn giáo giữa dân do thái và các dân tộc khác gây lên sự mất ổn định, thường xuyên diễn ra mâu thuẫn nặng nề.

    Trả lời
  2. Nam Á (còn gọi là tiểu lục địa Ấn Độ) là thuật ngữ dùng để chỉ khu vực miền nam của châu Á, gồm các quốc gia hạ Himalaya và lân cận. Về mặt địa hình, mảng Ấn Độ chi phối Nam Á, nằm về phía nam dãy Himalaya  Hindu Kush. Nam Á có Ấn Độ Dương bao quanh ở phía nam, còn trên đất liền thì giáp với Tây Á, Trung Á, Đông Á  Đông Nam Á.

    Nam Á bao gồm các lãnh thổ hiện tại của Afghanistan, Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Maldives, Nepal, Pakistan  Sri Lanka.[7] Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác Khu vực (SAARC) là một tổ chức hợp tác kinh tế trong khu vực, cơ cấu này được thành lập vào năm 1985 và bao gồm toàn bộ tám quốc gia thuộc Nam Á.[8]

    Nam Á có diện tích khoảng 5,2 triệu km², chiếm 11,71% diện tích châu Á và chiếm 3,5% diện tích bề mặt đất liền của Trái đất.[7] Dân số Nam Á là khoảng 1,749 tỉ người vào năm 2013, chiếm khoảng một phần tư dân số thế giới, và đây là khu vực địa lý đông dân nhất cũng như có mật độ dân số cao nhất trên thế giới.[3] Về tổng thể, Nam Á chiếm khoảng 39,49% dân số châu Á, hơn 24% dân số thế giới, và có nhiều dân tộc.[9][10][11]

    Năm 2010, Nam Á đứng đầu thế giới về số lượng tín đồ Ấn Độ giáo, Jaina giáo  Sikh giáo. Khu vực cũng là nơi có số lượng tín đồ Hồi giáo đông đảo nhất tại châu Á-Thái Bình Dương,[12][13] ngoài ra còn có hơn 35 triệu tín đồ Cơ Đốc giáo và 25 triệu tín đồ Phật giáo tại Nam Á.[14]

    Tên gọi trong tiếng Việt của châu Á bắt nguồn từ tên gọi tiếng Trung “亞洲” (âm Hán Việt: Á châu). Chữ “Á” 亞 trong “Á châu” 亞洲 là gọi tắt của “Á Tế Á” 亞細亞.[3][4] “Á Tế Á” (亞細亞 – “Yà xì yà”) là phiên âm tiếng Trung của danh xưng tiếng Bồ Đào Nha “Asia”.[3]

    Từ “Asia” trong tiếng Bồ Đào Nha bắt nguồn từ tên gọi tiếng La-tinh “Asia”.[3]

    Từ “Asia” lại bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại Ασία (Asia), lần đầu tiên được chứng thực ở Herodotus, ở đó nó được nói đến như là Tiểu Á, hoặc trong các kết quả của các cuộc chiến tranh Ba Tư, đối với đế chế Ba Tư như là sự tương phản với Hy Lạp và Ai Cập. Homer đã biết đồng minh của người Troia (Tờ roa) có tên gọi là Asios, con trai của Hyrtacus, một người cai trị nhiều thành thị.

    Thuật ngữ Hy Lạp có lẽ có từ Assuwa, liên minh của nhiều quốc gia vào thế kỷ XIV TCN ở Anatolia cổ đại. Trong tiếng Hittite assu- “tốt” có lẽ là một thành phần trong tên gọi này. Ngoài ra, ngôn từ cơ bản của thuật ngữ này có thể có nguồn gốc từ chữ asu trong tiếng Akkad, có nghĩa là “đi ra ngoài” hay “mọc”, ám chỉ tới hướng của Mặt Trời khi nó mọc ở Trung Đông. So sánh giả thiết này với giả thiết về ngôn từ học của châu Âu trong tiếng Semit erebu “lặn” có thể thấy lý do đặt tên của châu Á và Châu Âu là sự tương phản với nhau, tương tự như các thuật ngữ orient và occident (tên gọi của Anatolia và Levant cũng là dấu hiệu của “mặt trời mọc”). Tuy được viện dẫn nhiều nhưng giả thuyết này bị phản đối do thực tế là Anatolia ở Akkad hoặc Semit nói chung không nằm ở phía đông.

    Trả lời

Viết một bình luận