1, Tư tg nhân nghĩa của Ng Trãi trong Đại cáo bình ngô

By Samantha

1, Tư tg nhân nghĩa của Ng Trãi trong Đại cáo bình ngô

0 bình luận về “1, Tư tg nhân nghĩa của Ng Trãi trong Đại cáo bình ngô”

  1. Năm 1407, giặc Minh xâm lược nước ta khiến dân chúng khổ sở, cuộc sống đảo lộn. Lê Lợi đã cùng 18 tướng lĩnh dấy cờ khởi nghĩa. Trong đó, Nguyễn Trãi là một tài năng xuất chúng trong hàng ngũ dũng tướng. Năm 1427, cuộc khởi nghĩa thắng lợi. Một năm sau đó, phụng sự Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết “Bình Ngô đại cáo”. Tác phẩm đã đứng trên lập trường chính nghĩa để lấy làm tư tưởng xuyên suốt. Tư tưởng nhân nghĩa là vấn đề được đề cập tới đầu tiên khi nhắc tới giá trị của tác phẩm.

    Tư tưởng nhân nghĩa là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của nhân dân ta. Trong quan niệm truyền thống, tư tưởng nhân nghĩa được biểu hiện ở tình thương giữa con người với con người, nhấn mạnh ở lòng trung thành với vua. Còn đối với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là để yên dân, là bảo vệ hạnh phúc cho nhân dân. Hạnh phúc lớn nhất của dân là được sống trong môi trường hòa bình, yên ổn làm ăn, không lâm vào cảnh chết chóc, đau thương. Nhân nghĩa không phải là thương người một cách chung chung mà thông qua hành động đó là “trừ bạo” để “an dân”.

    Trong tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”, tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện trước hết ở việc Nguyễn Trãi gắn nhân nghĩa với bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập dân tộc.

    “Như nước Đại Việt ta từ trước,

    Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

    Núi sông bờ cõi đã chia,

    Phong tục Bắc Nam cũng khác;

    Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

    Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương;

    Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,

    Song hào kiệt thời nào cũng có.”

    Đoạn thơ đã khẳng định niềm tự hào tự tôn dân tộc và ý thức về đất nước chủ quyền dân tộc khi nhấn mạnh đất nước phải có lịch sử, có nền văn hiến, lãnh thổ, phong tục riêng và có những cái tên hào kiệt riêng. Ngay khi thể hiện ý thức về nhân dân, ý thức về đất nước đã cho thấy lòng yêu nước lòng tự hào dân tộc lớn lao của Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi quả là một nhà tư tưởng tiến bộ.

    Truyền thống nhân nghĩa còn gắn với truyền thống yêu sự chính trực, ghét sự gian tà, căm thù sâu sắc bọn bán nước và cướp nước.

    “Nhân họ Hồ chính sự phiền hà

    Để trong nước lòng dân oán hận

    Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ

    Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh”

    Đoạn thơ này đã vạch bộ mặt gian tà, hiểm ác, xảo trá của giặc Minh, chỉ ra tội ác của bọn chúng. Lòng căm thù giặc sâu sắc thể hiện trong việc tác giả vạch mặt tố cáo tội ác “trời không dung đất không tha”

    “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

    Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”

    Nguyễn Trãi sử dụng những từ ngữ biểu cảm, gợi hình gợi cảm như “nướng”, “vùi”, “dân đen”, “con đỏ”… Nhân nghĩa còn là sự sẻ chia đồng cảm cảm thông với nỗi đau của người dân mất nước:

    “Vét sản vật, bắt dò chim trả, chốn chốn lưới chăng.

    Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.

    Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,

    Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.”

    Tư tưởng nhân nghĩa trong suy nghĩ của Nguyễn Trãi là tinh thần yêu chuộng hòa bình, công lý, sự hiếu sinh, hiếu hòa, độ lượng bao dung. Dân tộc ta đã mở đường hiếu sinh cho kẻ thù khi chúng bại vong

    “Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng

    Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh

    Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,

    Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.

    Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng

    Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.

    Chẳng những mưu kế kì diệu

    Cũng là chưa thấy xưa nay”

    Tóm lại, tư tưởng nhân nghĩa là tư tưởng bao trùm và xuyên suốt trong tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”cũng là tinh thần của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Qua đó, Nguyễn Trãi thể hiện tinh thần nhân bản và giá trị nhân văn sâu sắc. Tư tưởng nhân nghĩa cũng chính là kim chỉ nam cho đường lối chính trị và quân sự của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Từ tư tưởng đó, Lê Lợi giương cao ngọn cờ chính nghĩa hiệu triệu quần chúng tham gia khởi nghĩa chống Minh, góp phần to lớn cho cuộc khởi nghĩa chiến thắng hoàn toàn lớn cho cuộc khởi nghĩa chiến thắng hoàn toàn.

    Chúc bạn học tốt nha ????????

    Trả lời

Viết một bình luận