1. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của e về câu thơ: Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lên

By Alice

1. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của e về câu thơ:
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
2. Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
a, Đoạn thơ trên đã thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ?
b, Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của VB.

0 bình luận về “1. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của e về câu thơ: Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lên”

  1. Câu 1:

          Sau những ngày mưa, bình minh rừng trở nên trong trẻo hơn bao giờ hết:

                                    “Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

                                     Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?”

          Thời khắc bình minh là lúc vạn vật bắt đầu ngày mới nhưng đó cũng là khi hổ bắt đầu giấc ngủ của mình sau bữa ăn đêm dữ dội. Hổ nằm ngủ trong khúc nhạc rừng của tiếng chim ca. Các từ láy vần “bình minh”, “tưng bừng” hòa thanh với vần lưng ca, ta như mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc thơ mộng thần tiên. Điệp ngữ “đâu” với câu hỏi tu từ cất lên như một lời than nhớ tiếc, xót xa… Hình ảnh con hổ oai hùng nhất, kỳ vĩ nhất được thể hiện trong ba câu thơ:

                                       “Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.

                                        Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, 

                                        Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?”

           Nhưng quá khứ cũng chỉ là quá khứ. Bừng tỉnh khỏi những vinh quang chói lọi của ngày qua, trở về với thực tại tù túng, hổ ai oán thốt lên: khi hoàng hôn buông xuống, mặt trời khuất bóng phía tây để lại trần gian sắc đỏ gay gắt, rực rỡ. Nhưng với con hổ, đó lại là máu của kẻ thù lênh láng nơi bìa rừng sau trận đấu tàn khốc. Qủa thực, thời điểm mặt trời khuất rạng cũng là khi hổ bắt đầu ngày lao động của mình. Đêm tối ghê rợn và đầy sợ hãi kia thuộc hoàn toàn về nó. Và dưới mắt hổ, mặt trời – ông hoàng bất tử của vũ trụ cũng chỉ là kẻ bại trận thê thảm với cái chết thảm khốc “lênh láng máu sau rừng”, “để ta chiếm lấy riêng phần bí mật”. Qúa khứ càng đẹp, càng oanh liệt bao nhiêu thì nỗi nhớ tiếc càng đau đớn bấy nhiêu. Xưa là tung hoành, vùng vẫy. Nay là tù hãm, nằm dài trong cũi sắt. Nuối tiếc thời oanh liệt với bao nỗi buồn đau, mãnh hổ sa cơ chỉ còn biết cất lời than:

                                         “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

          Những điệp từ “nào đâu…”, “đâu” thể hiện nỗi tiếc nuối khôn nguôi của hổ về quá khứ vinh quang, oai hùng. Đặc biệt, thán từ “Than ôi!” cùng lời than “Thời oanh liệt nay còn đâu” còn là nỗi xót xa đau đớn của hổ khi phải đối diện với thực tại tầm thường giả dối nơi vườn bách thú tù túng này.

    Trả lời

Viết một bình luận