10 hiện tượng vật lí trong đời sống giải thích

By aihong

10 hiện tượng vật lí trong đời sống
giải thích

0 bình luận về “10 hiện tượng vật lí trong đời sống giải thích”

  1. 1: Khi đi tàu hoả (hay ô tô), nếu ta không nhìn ra bên ngoài thì không thấy mình chuyển động, nếu nhìn ra bên ngoài sẽ thấy các cột điện chuyển động, cây cối nhà cửa như chạy về phía sau  Nếu đang đi gặp một tàu khác ở chổ tránh nhau có khi ta cảm tàu ta ngồi đang chạy, có khi ta cảm thấy tàu ta đứng im

    Giải thích : Nếu ta nhìn cảnh vật bên ngoài qua cửa sổ của tàu hoả (hay ô tô) thì vô tình ta chọn khung cửa sổ làm mốc. khoảng cách giữa ta và khung cửa sổ không thay đổi, nên ta có cảm giác ta đứng yên, còn khoảng cách giữa các vật bên ngoài (cây cốI cột điện, nhà cửa) và khung cửa sổ thay đổi vùn vụt nên ta có cảm giác như chúng ta đang “chạy” về phía sau
    Hiện tượng 2: Khi ngồI trên tàu hoả (hay ô tô …) đang chạy nhanh, nếu nhìn qua cửa sổ và chú ý tới một vật nào ở phía xa (cây to, cái quán giữa đồng …) ta lại thấy mọi vật xung quanh vật ấy như chạy vòng quanh vật đó

    Giải thích : Khi chú ý vào một vật nào đó ta vô tình chọn một vật và cả hướng mà ta nhìn vật đó làm mốc (coi hướng đó đứng yên), khi ngồi trên xe đang chạy hướng nhìn của ta tới vật luôn luôn quay quanh vật đó so với vật đứng yên trên mặt đất.Theo tình chất tương đối của chuyển động, nếu coi hướng nhìn không thay đổi thì mọi vật trên mặt đất sẽ phải quay so với hướng nhìn theo chiều ngược với chiều quay của hướng nhìn.

    3: Máy bay bắn súng về phía trước hay phía sau có tác dụng mạnh hơn 

    Giải thích : Khi máy bay bắn súng về phía trước, vận tốc của viên đạn bằng tổng vận tốc của đạn so với súng và vận tốc của máy bay. Nếu bắn về phía sau thì vận tốc của đạn bằng hiệu vận tốc của đạn so với súng và vận tốc của máy bay. Do đó, bắn về phía trước đạn đi nhanh hơn, nên có tác dụng mạnh hơn

    4: Bắn một máy bay cần bắn đón đầu

    Giải thích : Một vật dù có chạy nhanh đến đâu, muốn đi hết một đoạn đường cũng phảI mất mất một khoảng thời gian nhất định. Nếu ta ngắm thẳng vào máy bay mà bắn thì khi viên đạn tới chỗ máy bay ngắm, máy bay đã bay khỏi chỗ đó rồi, và kết quả là “vuốt đuôi”. Vì vậy bao giờ cũng phải đón đầu để cho đạn và máy bay cùng gặp nhau ở một chỗ. Muốn thế, người bắn phải ước lượng sao cho quãng đường đón trước máy bay

    5: Khi ô tô chạy đến chỗ đường vòng, hành khách bị đẩy ép vào thành xe

    Giải thích: Chúng ta đã biết rằng vật chất có quán tính, tức là có tính chất bảo toàn vận tốc đang có của nó. Nhưng chúng ta chú ý rằng vận tốc ở đây được bảo toàn cả về độ lớn và cả về hướng.Khi ô tô đang đi thẳng mà lái vòng về phía trái chẳng hạn, người ngồi trong xe vẫn có xu hướng chuyển động thẳng theo hướng cũ, tức là về phái bên phảI của xe sau khi đã ngoặt. Do đó người ngồi trên xe bị đẩy ép vào thành xe bên phải

    6.Tại sao trong lúc bay, cánh con bướm lại vỗ chậm hơn cánh con ong vẽ?

    Khi di chuyển mà vận tốc không đổi, khối lượng chuyển dịch càng lớn thì động lượng càng nhiều. Vì khối lượng của cánh o¬ng vẽ bé hơn khối lượng của cánh bướm nhiều lần, nên cánh ong sẽ nhất thiết phải đập nhanh hơn.
    7.  Bạn hãy quan sát kỹ sự chuyển động của con cá và con đỉa. Định luật thứ 3 của Newton đã được vận dụng như thế nào trong sự chuyển động của chúng?

    Trong khi chuyển động, các động vật này đẩy nước lại đằng sau, và chính nhờ định luật thứ 3 của Newton mà chúng chuyển động được về phía trước. Con đỉa đang bơi đẩy nước lại đằng sau nhờ thân uốn thành hình sóng. Con cá bơi được nhờ đuôi vẫy đi vẫy lại.

    8. Hiện tượng sấm sét :
    Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên tới hàng triệu vôn. Giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện và ta trông thấy một tia chớp. Vài giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ, đó là sấm (do vận tốc ánh sáng nhanh hơn vận tốc của tiếng động nên ta trông thấy tia chớp trước). Khi đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp một vật có độ cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng… thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất. Đó là hiện tượng sấm sét.

    9.  Khi bị trượt chân hay bị vấp ngã, người ta ngã như thế nào?

    Khi một người bị vấp thì hai chân dừng bước nhưng thân người vẫn tiếp tục chuyển động, vì thế người đó bị ngã dập mặt xuống. Còn khi bị trượt chân, thường bao giờ cũng ngã ngửa.
    10. Có câu tục ngữ “Dao sắc không bằng chắc kê”

    GiảI thích : Ta biết rằng một vật có khốI lượng càng lớn thì quán tính của nó càng lớn. Mặc khác, vì vậy có quán tính nên khi tác dụng một lực vào vật thì vận tốc của nó không thay đổi ngay một cách đáng kể mà phải sau một khoảng thời gian nhất định. Nếu vật có quán tính lớn (nghĩa là có khốI lượng lớn) thì khoảng thời gian này càng lớn.Bây giờ, nếu ta dùng dao chặt thanh tre không kê lên cái gì hoặc kê không chắc chắn, thì vì quán tình của thành tre nhỏ nên lực tác dụng của dao vào thanh tre sẽ làm cho thanh tre chuyển động theo dao. Do đó dao khó ăn sâu vào tre.Nếu ta kê thanh tre đó lên một khúc gỗ lớn, thì khi dao chặt khối gỗ chưa kịp chuyển động (vì khốI lượng khúc gỗ lớn và khúc gỗ lạI tỳ vào đất), thanh tre đã bị đứt rồi. Ta cũng thấy rõ rằng ngườI cấp dưỡng không bao giờ bổ củI trên đống cát mà thường bổ củI trên tảng đá lớn

    Trả lời
  2. 10 HIỆN TƯỢNG

    . Lúc chạy để tránh con chó đuổi bắt, con cáo thường thoát thân bằng cách bất thình lình rẽ ngoặt sang hướng khác, đúng vào lúc con chó định ngoạm cắn nó. Tại sao làm như vậy chó lại khó bắt được cáo?

    – Khi cáo bất thình lình thay đổi hướng chạy, con chó sẽ không thể chạy được theo cáo, vì theo quán tính, chó còn phải chạy hướng cũ thêm một lúc nữa.

    2. Tại sao khi nhổ cỏ dại không nên dứt quá đột ngột, kể cả khi rễ cỏ bám trong đất không được chắc?
    – Khi nhổ cỏ quá đột ngột thì rễ cỏ chưa kịp chuyển động thân đã bị đứt. Rễ vẫn nằm trong đất, cỏ dại sẽ nhanh chóng mọc lại.

    3. Khi tàu đi vào các vùng biển nhiệt đới ở Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương, các thuỷ thủ thường thấy có những con cá bay trên mặt biển để trốn tránh cá dữ. Thoạt đầu, chúng lấy đà, rồi quẫy mạnh đuôi, vọt lên khỏi mặt nước và bay một quãng dài đến 150 m. Bay như thế cá thường bị rơi vào boong tàu. Tại sao chúng lại không đổi được hướng bay?

    – Sự bay của cá được ổn định là nhờ vẫy đuôi. Vây này không thể đổi được hướng bay do đó cá bay chỉ nhờ quán tính.

    4. Tại sao lúc rơi xuống, các vận động viên nhảy cao và nhảy xa phải co hai chân lại?

    – Nhờ co hai chân ở giai đoạn cuối bước nhảy, vận động viên tạo thêm được đường để hãm, và nhờ thế giảm bớt được lực va xuống đất.

    5. Tại sao người điều khiển bánh lái uốn mình cho ăn nhịp với người chèo sẽ làm tăng thêm được vận tốc của thuyền?

    – Khi người điều khiển bánh lái vươn mình về phía trước, thuyền bị đẩy về phía sau. Nhưng những người chèo đã dùng bơi chèo đẩy nước để cản lại lực này. Khi người lái ngả người về phía sau thì thuyền tiến lên phía trước – không còn gì cản lại thuyền nữa, vì lúc đó các mái chèo của người chèo nằm trong không khí.

    6. Tại sao sóc và cáo cần cái đuôi lớn?

    – Con sóc nhảy được xa từ cây này sang cây khác một phần nhờ cái đuôi. Đuôi sóc là bộ phận cân bằng độc đáo. Còn đuôi cáo giúp nó rẽ ngoặt bất ngờ khi đang chạy nhanh. Đó là tấm lái không khí đặc biệt.

    7. Một số cây họ đậu đã lợi dụng quán tính để phát tán như thế nào?

    – Quả đậu khi chín đã nhanh chóng tách ra và nở theo đường cong. Đồng thời, theo quán tính, hạt trong quả văng ra mọi phía theo đường tiếp tuyến.

    8. Tại sao trước khi nhảy người ta lại phải nhún xuống một chút?

    – Trước khi nhảy người ta phải khom người xuống để tăng thêm quãng đường trên đó lực đẩy của chân tác dụng và nhờ thế mà tăng thêm được vận tốc cuối cùng của thân.

    9. Lớp lông co giãn ở gan bàn chân thỏ có ý nghĩa gì?

    – Lớp lông co giãn được ở gan bàn chân thỏ kéo dài thêm thời gian hãm dừng lại khi nhảy, do đó đã làm giảm lực va chạm.

    10. Những lông mọc trên bề mặt thân giun đất có ý nghĩa gì đối với sự di chuyển của nó?

    Ở động vật, rất phổ biến những bộ phận mà nhờ chúng lúc đang chuyển động theo một hướng, ma sát sẽ nhỏ và khi chuyển động theo hướng ngược lại, ma sát lại lớn.

    Lớp lông của con giun đất giúp nó di chuyển về phía trước dễ dàng, và giữ chặt không cho thân chuyển động ngược lại, nhờ đó giun bò được. Lúc thân kéo dài ra, phần đầu chuyển dịch lên phía trước, còn phần đuôi vẫn giữ nguyên tại chỗ. Khi thân co ngắn lại, phần đầu được giữ nguyên, còn phần đuôi được kéo lại gần đầu.

     

     

    Trả lời

Viết một bình luận