11 Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm đi thì đại lượng nào sau đây của vật tăng lên? A: Khối lượng của vật B: Nhiệt độ của

By Maria

11
Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm đi thì đại lượng nào sau đây của vật tăng lên?
A:
Khối lượng của vật
B:
Nhiệt độ của vật
C:
Khối lượng riêng của vật
D:
Thể tích của vật
12
Ngăn đá tủ lạnh thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn, để tận dụng sự truyền nhiệt bằng
A:
bức xạ nhiệt
B:
đối lưu
C:
bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt
D:
dẫn nhiệt
13
Câu phát biểu đúng khi nói về điều kiện truyền nhiệt giữa hai vật là:
A:
Nhiệt chỉ thể truyền từ vật có nhiệt năng lớn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
B:
Nhiệt không thể truyền từ vật có nhiệt năng nhỏ sang vật có nhiệt năng lớn hơn.
C:
Nhiệt không thể truyền giữa hai vật có nhiệt năng bằng nhau
D:
Nhiệt không thể tự truyền từ vật có nhiệt độ thấp sang vật có nhiệt độ cao hơn.
14
Ba chất lỏng A, B, C lần lượt ở nhiệt độ ban đầu tA , tB , tC . Sau khi trộn lẫn vào nhau thì nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp là t, biết tC > t > tA , tB . Nhận xét đúng trong quá trình trao đổi nhiệt này:
A:
Vật A và vật B toả nhiệt, vật C thu nhiệt.
B:
Vật C toả nhiệt, vật A và vật B thu nhiệt.
C:
Vật A toả nhiệt, vật B và vật C thu nhiệt
D:
Vật B toả nhiệt, vật A và vật C thu nhiệt
15
Thả một quả cầu đồng có khối lượng 0,5kg ở nhiệt độ 80o C vào 0,4kg nước ở nhiệt độ 20o C Bỏ qua mọi sự mất nhiệt và nhiệt dung riêng của đồng là c1 =380J/kg.K, của nước là c2 = 4200J/kg.K Khi có cân bằng nhiệt xảy ra thì n hiệt độ của quả cầu:
A:
t = 40o C
B:
t = 60o C
C:
t = 26o C
D:
t = 30o C
16
Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của
A:
Chất lỏng
B:
Chất khí
C:
Chất rắn
D:
Chất lỏng và chất khí
17
Khi các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh hơn thì đại lượng nào sau đây tăng lên?
A:
Khối lượng của vật
B:
Trọng lượng của vật
C:
Nhiệt độ của vật
D:
Cả khối lượng và trọng lượng của vật
18
Nếu hạ nhiệt độ của một vật xuống đến 00 C thì chuyển động của các phân tử, nguyên tử của chất đó
A:
chậm đi một thời gian rồi sau đó lại trở về như ban đầu.
B:
dừng hẳn.
C:
vẫn hỗn độn không ngừng nhưng chậm đi
D:
không thay đổi
19
Nung nóng một cục sắt rồi thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A:
Nhiệt năng của cục sắt và của nước đều giảm
B:
Nhiệt năng của cục sắt và của nước đều tăng
C:
Nhiệt năng của cục sắt giảm và của nước tăng
D:
Nhiệt năng của cục sắt tăng và của nước giảm
20
Tính chất nào sau đây không phải của phân tử chất khí?
A:
Chuyển động càng chậm khi nhiệt độ khí càng thấp
B:
Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ khí càng cao
C:
Chuyển động không ngừng
D:
Chuyển động không hỗn độn.

0 bình luận về “11 Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm đi thì đại lượng nào sau đây của vật tăng lên? A: Khối lượng của vật B: Nhiệt độ của”

  1. Đáp án:

    Câu 11: C: Khối lượng riêng của vật

    Khi các phân tử chuyển động chậm thì nhiệt độ giảm, thể tích giảm nhưng khối lượng không đổi nên khối lượng riêng tăng

    Câu 12:  B: đối lưu

    Các luồng khí lạnh trong tủ lạnh chuyển động thành dòng đi khắp tủ lạnh và tạo thành hiện tượng đối lưu.

    Câu 13: D: Nhiệt không thể tự truyền từ vật có nhiệt độ thấp sang vật có nhiệt độ cao hơn.

    ( Hai vật có nhiệt năng bằng nhau vẫn có thể có nhiệt độ khác nhau )

    Câu 14: B: Vật C toả nhiệt, vật A và vật B thu nhiệt

    Vì nhiệt độ vật C giảm và nhiệt độ vật A, B tăng.

    Câu 15: C: t = 26 o C

    Ta có:

    Qtoa=Qthu⇔m1c1(t1−t)=m2c2(t−t2)⇔0,5.380.(80−t)=0,4.4200.(t−20)⇔t=26oC

    Câu 16: C: Chất rắn

    Câu 17: C: Nhiệt độ của vật

    Khi các phân tử chuyển động nhanh hơn thì nhiệt độ tăng, khối lượng và trọng lượng không đổi.

    Câu 18: C: vẫn hỗn độn không ngừng nhưng chậm đi

    Các phân tử luôn luôn chuyển động không ngừng, nhiệt độ thấp thì chỉ chuyển động chậm hơn

    Câu 19: C: Nhiệt năng của cục sắt giảm và của nước tăng

    Vì nhiệt độ của sắt giảm và nhiệt độ của nước tăng

    Câu 20: D: Chuyển động không hỗn độn.

    Các phân tử chất khí luôn chuyển động nhiệt không ngừng và hỗn độn.

     

    Trả lời
  2. Đáp án:

    Câu 11: C: Khối lượng riêng của vật

    Khi các phân tử chuyển động chậm thì nhiệt độ giảm, thể tích giảm nhưng khối lượng không đổi nên khối lượng riêng tăng

    Câu 12:  B: đối lưu

    Các luồng khí lạnh trong tủ lạnh chuyển động thành dòng đi khắp tủ lạnh và tạo thành hiện tượng đối lưu.

    Câu 13: D: Nhiệt không thể tự truyền từ vật có nhiệt độ thấp sang vật có nhiệt độ cao hơn.

    ( Hai vật có nhiệt năng bằng nhau vẫn có thể có nhiệt độ khác nhau )

    Câu 14: B: Vật C toả nhiệt, vật A và vật B thu nhiệt

    Vì nhiệt độ vật C giảm và nhiệt độ vật A, B tăng.

    Câu 15: C: t = 26 o C

    Ta có:

    \[\begin{array}{l}
    {Q_{toa}} = {Q_{thu}}\\
     \Leftrightarrow {m_1}{c_1}\left( {{t_1} – t} \right) = {m_2}{c_2}\left( {t – {t_2}} \right)\\
     \Leftrightarrow 0,5.380.\left( {80 – t} \right) = 0,4.4200.\left( {t – 20} \right)\\
     \Leftrightarrow t = {26^o}C
    \end{array}\]

    Câu 16: C: Chất rắn

    Câu 17: C: Nhiệt độ của vật

    Khi các phân tử chuyển động nhanh hơn thì nhiệt độ tăng, khối lượng và trọng lượng không đổi.

    Câu 18: C: vẫn hỗn độn không ngừng nhưng chậm đi

    Các phân tử luôn luôn chuyển động không ngừng, nhiệt độ thấp thì chỉ chuyển động chậm hơn

    Câu 19: C: Nhiệt năng của cục sắt giảm và của nước tăng

    Vì nhiệt độ của sắt giảm và nhiệt độ của nước tăng

    Câu 20: D: Chuyển động không hỗn độn.

    Các phân tử chất khí luôn chuyển động nhiệt không ngừng và hỗn độn.

    Trả lời

Viết một bình luận