2. Kiến trúc: Có nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là gì ? 3. Hình ảnh dưới đây gắn liền với văn hóa của dân tộc nào ? Hãy nêu thêm vài nét văn hóa củ

By Peyton

2. Kiến trúc: Có nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là gì ?
3. Hình ảnh dưới đây gắn liền với văn hóa của dân tộc nào ? Hãy nêu thêm vài nét văn hóa của dân tộc này.
Câu 3: Chính hình ở trang 68, hình 52 SGK Lịch Sử 6

0 bình luận về “2. Kiến trúc: Có nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là gì ? 3. Hình ảnh dưới đây gắn liền với văn hóa của dân tộc nào ? Hãy nêu thêm vài nét văn hóa củ”

  1. Quá trình phát triển nền kiến trúc cổ Việt Nam gắn liền với môi trường thiên nhiên và hoàn cảnh kinh tế – xã hội. Những công trình kiến trúc cổ hầu hết được xây dựng trong thời kỳ phong kiến – chủ yếu là trước thế kỷ 19. Tuy nhiên các công trình còn sót lại chủ yếu được xây dựng từ sau thế kỷ 17-18.

    Khi nói về kiến trúc cổ Việt Nam, nhiều người lầm tưởng đây là một sao bản của kiến trúc Trung Hoa tuy nhiên chính kiến trúc Việt Nam mới ảnh hưởng lớn đến kiến trúc Trung Hoa có thể nói kết cấu mái cong, ngói âm dương (Ngói lưu ly) là sáng tạo của người Việt cổ. Ở Kiến trúc cổ Việt Nam ngoài kết cấu đấu-củng truyền thống thì người Việt đã biến tấu sáng tạo thêm dùng bảy/kẻ “tàu đao lá mái” để cấu tạo mái cong, sáng tạo thêm nhiều loại ngói. Trong khi đó dễ thấy rằng Hai nước Hoa và Nhật này khá tương đồng nhau vì chỉ dùng mỗi phương pháp “chồng đấu tiếp rui”. Sự phong phú này của Việt Nam minh chứng cho cái gốc rễ của kiến trúc Á Đông tuy nhiên qua nhiều giai đoạn lịch sử xâm chiếm của phương Bắc chúng ta đã bị sáp nhập và tước đoạt hình ảnh văn hóa và theo đó với chủ nghĩa nước lớn người ta thường cho rằng kiến trúc Việt Nam là bản sao của kiến trúc Trung Hoa.

    Dù là công trình nhỏ bé như kiến trúc dân gian hoặc đồ sộ, phức tạp như kiến trúc cung đình, vật liệu xây dựng sẵn có ở địa phương đã được khai thác và sử dụng phổ biến và rộng khắp: tranh, tre, nứa, lá, gỗ, đá…, sau này còn có các vật liệu khác như gạch, ngói, sành, sứ… Hệ thống kết cấu khung cột, vì kèo và các loại xà đều có quy định thống nhất về kích thước, tương quan về tỷ lệ và qua đó, những nghệ nhân trước đây đã sáng tạo ra một thức kiến trúc riêng biệt trong kiến trúc cổ và dân gian Việt Nam.

    Trải qua nhiều triều đại, nhiều thế kỷ với bao thăng trầm lịch sử, đến ngày nay các công trình đã trải qua nhiều lần trùng tu sửa chữa để tồn tại, một số còn giữ được cốt cách nguyên sơ song cũng có nhiều công trình bị pha tạp do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Tuy nhiên, những công trình này vẫn là dấu tích cụ thể ghi lại chặng đường sáng tạo và lao động nghệ thuật, mang dấu ấn lịch sử dân tộc rất rõ nét.

    Kiến trúc cổ Việt Nam được chia thành các loại hình như sau:

    Đây là loại hình kiến trúc bao gồm thành lũy, pháp đài, đồn, cửa ô… Những kiến trúc quân sự quốc phòng cổ Việt Nam có mặt bằng bố cục gồm các hình như: hình vuông, hình chữ nhật, hình đa giác đều, hình tròn, hình ngôi sao và những hình đặc biệt khác. Vật liệu xây dựng các loại hình kiến trúc này rất phong phú. Ở miền núi, người ta sử dụng phiến đá xanh có đẽo gọt hoặc không; ở miền trung du, người ta sử dụng đá ong; ở miền đồng bằng sử dụng đất hoặc gạch và vôi vữa xây thành.

    Kiến trúc hệ đấu-củng Việt Nam. Chùa Keo, Thái Bình

    Các nét đặc trưng của kiến trúc cổ Việt Nam trong nền kiến trúc gỗ cổ phương Đông:

    chúc bạn hok tốt

    Trả lời

Viết một bình luận