áp suất trên bề mặt trái đất được tính là 760 mmHg ( milimet thủy ngân ) ( bề mặt trái đất được tính ngang với mực nước biển ). Cứ lên cao 12m so với

By Athena

áp suất trên bề mặt trái đất được tính là 760 mmHg ( milimet thủy ngân ) ( bề mặt trái đất được tính ngang với mực nước biển ). Cứ lên cao 12m so với mực nước biển thì áp suất giảm đi 1mmHg. Biết rằng mối liên hệ giữa áp suất p (mmHg) và độ cao h(m) là một hàm số bậc nhất có dạng p=ah+b ( a khác 0)
a) xác định hệ số a và b
b) em thử tính xem ở đỉnh Everest áp suất là bao nhiêu ? Biết rằng đỉnh Everest cao 8848m so với mực nước biển ( làm tròn đến hàng đơn vị )

0 bình luận về “áp suất trên bề mặt trái đất được tính là 760 mmHg ( milimet thủy ngân ) ( bề mặt trái đất được tính ngang với mực nước biển ). Cứ lên cao 12m so với”

  1. Giải thích các bước giải:

    a.Ta có cứ lên cao $12m$ so với mực nước biển thì áp suất giảm đi $1mmHg$

    $\to p=760-\dfrac{h}{12}\cdot 1$

    $\to p=760-\dfrac{h}{12}$

    $\to p=-\dfrac{h}{12}+760$

    $\to a=-\dfrac1{12}, b=760$

    b.Ở đỉnh Everest áp suất là:

    $p=760-\dfrac{8848}{12}=23(mmHg)$

    Trả lời
  2. Đáp án:

    a) Vì áp suất bề mặt trái đất được tính là 760mmHg

    -> p= 760        h=0 thay vào p=a.h+b

                                                  760=a.0+b

                                                   b= 760 (1)

    Vì cứ lên cao 12m so với mặt nước biển thì áp suất giảm đi 1mmHg

    -> p= 760-1=759         h=12 thay vào p=a.h+b

                                                                  759=a.12+760

                                                                   a= -1/12 (2)

    từ (1)(2) ta có công thức p=-1/12.h+760

    b) vì đỉnh Everest cao 8848 m so với mực nước biển -> h= 8848m

                        p=a.h+b

                        p=-1/12.8848+760

                     =>p xấp xỉ 23 m

    CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA

    Giải thích các bước giải:

     

    Trả lời

Viết một bình luận