Bài 1. Xác định hàm số y= ax + b ( a ≠ 0) trong mỗi trường hợp sau: a) ĐTHS đi qua góc tọa độ và điểm A ( 3;2) b) ĐTHS đi qua góc tọa độ và có hệ số g

By Arya

Bài 1. Xác định hàm số y= ax + b ( a ≠ 0) trong mỗi trường hợp sau:
a) ĐTHS đi qua góc tọa độ và điểm A ( 3;2)
b) ĐTHS đi qua góc tọa độ và có hệ số gốc √3
c) ĐTHS song song với đường thẳng y = 3x +1 và đi qua điểm B(1;5)
d) ĐTHS cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3 và cắt trục hoành tại điểm có hoàng độ bằng -2.
Bài 2: Cho 2 đường thẳng (d1) y= mx – 2 ( m + 2) và (d2) y= (2m – 3)x + m ² -1 . Tìm các giá trị của m để:
a) (d1) cắt (d2)
b) (d1) song song( d2)
c) (d1) trùng (d2)
d) (d1) vuông góc (d2)

0 bình luận về “Bài 1. Xác định hàm số y= ax + b ( a ≠ 0) trong mỗi trường hợp sau: a) ĐTHS đi qua góc tọa độ và điểm A ( 3;2) b) ĐTHS đi qua góc tọa độ và có hệ số g”

  1. Đáp án:

    Bài 1:

    a) y=2/3 x b) y=√3x.

    c) y=3x+2. d) y=3/2 x + 3.

    Bài 2:

    a) m≠3 b) m=3.

    c) Không có m d) m=1 hoặc m=-1/2

    Giải thích các bước giải:

    Bài 1:

    a) ĐTHS đi qua O => b=0

    ĐTHS đi qua A(3;2) => 2 = 3a + b

    => b=0 và a=2/3

    => y=2/3 x

    b) ĐTHS có hệ số góc bằng √3 => a= √3

    => y=√3x+b

    ĐTHS đi qua O(0;0) => b=0

    => y=√3x.

    c) ĐTHS song song với đường thẳng y=3x+1 => a=3 và b khác 1.

    => y=3x+b

    ĐTHS đi qua B(1;5) => 5=3.1+b => b=2

    => y=3x+2.

    d) ĐTHS cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3 => ĐTHS đi qua (0;3)

    => 3=a.0 + b => b=3

    ĐTHS cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng -2 => ĐTHS đi qua (-2;0)

    => 0 = -2a+b => 2a= b = 3 => a=3/2

    => y=3/2 x + 3.

    Bài 2:

    (d1): y=mx-2(m+2)

    (d2): y=(2m-3)x + m ² -1

    a) d1 cắt d2 khi và chỉ khi m ≠ 2m-3 => m≠3

    b) d1 // d2 khi và chỉ khi:

    m=2m-3 => m=3 và -2(m+2) ≠ m ² -1

    => m² +2m+3 ≠ 0 => (m+1)²+2 ≠ 0 (luôn đúng với mọi m)

    => m=3.

    c) d1 trùng d2 khi và chỉ khi

    m=2m-3 => m=3

    và -2(m+2) = m ² -1

    => m² +2m+3 = 0 => (m+1)²+2 = 0 (Vô nghiệm)

    => Không có m thỏa mãn.

    d) d1⊥d2 => m(2m-3) =-1

    => 2m^2 -3m+1=0 => m=1 hoặc m=-1/2

    Trả lời

Viết một bình luận