Bài 1: Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau: –

By Adalyn

Bài 1: Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau:
– Cho 11,2g Fe vào cốc đựng dung dịch HCl
– Cho m gam Al vào cốc đựng dung dịch H2SO4.
Khi cả Fe và Al đều tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng. Tính m?

0 bình luận về “Bài 1: Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau: –”

  1. Fe+2HCl->FeCl2+H2

    2Al+3H2SO4->Al2(SO4)3+3H2

    nFe=11,2/56=0,2(mol)

    =>nH2=0,2(mol)=>mH2=0,4(g)

    Ta có: mFe-mH2=mAl-mH2

    =>11,2-0,4=m-6m/54

    =>10,8=48m/54

    =>48m=583,2

    =>m=12,15(g)

    Trả lời
  2. Cân thăng bằng. Vậy sau các phản ứng, khối lượng 2 cốc bằng nhau. Biến thiên khối lượng là như nhau.

    => $\Delta m_1= \Delta m_2$ 

    – Cốc A: 

    $n_{Fe}= 0,2 mol$ 

    $Fe+ 2HCl \rightarrow FeCl_2+ H_2$ 

    => $n_{H_2}= 0,2 mol$

    => $\Delta m_1= m_{Fe} – m_{H_2}= 0,2.56 – 0,2.2= 10,8g= \Delta m_2$ 

    – Cốc B: 

    Gọi a là mol Al

    $2Al+ 3H_2SO_4 \rightarrow Al_2(SO_4)_3+ 3H_2$

    => $\Delta m_2= m_{Al} – m_{H_2}= 27a – 1,5.2a= 24a= 10,8$

    => $a= 0,45$

    => $m= 0,45.27= 12,15g$

    Trả lời

Viết một bình luận