Bai 1: Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các

By Audrey

Bai 1:
Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi:
– Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?
Cây sồi từ tốn trả lời:
– Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.
* Chỉ ra phép liên kết câu trong 2 câu đầu của phần trích
Bài 2:
“Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổng ồi .Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi .Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổn gập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa .Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”
a. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập có trong đoạn văn
b. Xác định phép liên kết câu có trong đoạn văn
Helppppp meeee cần gấp

0 bình luận về “Bai 1: Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các”

  1. bài 1:

    Phép liên kết là phép thế. Từ “nó” thế cho từ “một ngọn gió dữ dội”

    bài 2:

    Thành phần biệt lập là thành phần phụ chú. Đó là câu ” kinh đô cũ của Cao Vương……….rất mực phong phú tốt tươi.”

    Phép liên kết là phép thế. “nơi này” thế cho ” thành Đại La”

    Trả lời
  2. Câu 1:

    – Phép liên kết trong 2 câu đầu: phép thế

    + Thay thế từ ”một ngọn gió” bằng  cách dùng từ ”nó”.

    Câu 2:

    a,

    – Thành phần biệt lập: thành phần phụ chú (kinh đô cũ của Cao Vương).

    b, 

    – Phép liên kết:

    + Phép thế (thay thế từ ”thành Đại La” bằng cách dùng từ ”nơi này”).

    + Phép liên tưởng (địa thế-đất đai)

    Trả lời

Viết một bình luận