Bài 1: Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian, mặt gương lại sáng trở lại? Bài 2: Tại sao khi đó

By Brielle

Bài 1: Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian, mặt gương lại sáng trở lại?
Bài 2: Tại sao khi đóng chai nước ngọt ta không đóng thật đầy
Bài 3: Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên?
Bài 4: Tại sao ở các nước hàn đới (các nước gần nam cực, bắc cực) người ta thường dùng nhiệt kế rượu mà không dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ khí quyển? Biết nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là – 390C, nhiệt độ nóng chảy của rượu là – 1170C.
Bài 5: Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng.
Bài 6: Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía người ta thường chặt bớt lá?
Bài 7: Hãy giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?
Bài 8: Ở một số vùng vào mùa đông thường xuất hiện sương mù, khi mặt trời lên ta không còn thấy hiện tượng sương mù nữa. Tại sao có hiện tượng này?
Bài 9: Tại sao khi nhúng nhiệt kế vào nước nóng thì mực thủy ngân lúc đầu hạ xuống một ít rồi sau đó mới lên cao?
Bài 10: Tại sao rượu (cồn) đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu đậy nút thì không cạn?

0 bình luận về “Bài 1: Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian, mặt gương lại sáng trở lại? Bài 2: Tại sao khi đó”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    1 Trong hơi thở của người có hơi nước. Khi gặp mặt gương lạnh, hơi nước này ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương. Sau một thời gian những giọt nước này lại bay hơi hết vào không khí và mặt gương sáng trở lại

    2 Để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt, vì chất lỏng khi nở, bị nắp chai cản trở, nên gây áp lực lớn đẩy bật nắp ra.

    3 khi ta nhúng quả bóng bị bẹp vào nước thì ko khí trong quả bóng bàn nóng lên , nở ra ,gây ra lực lớn làm quả bóng bàn phồng lại như cũ

    4Ở các nước hàn đới ( các nước gần nam cực, bắc cực ) người ta thường dùng nhiệt kế
    rượu mà không dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ khí quyển vì: nhiệt độ đông đặc
    của rượu ở -117 độ C trong khi nhiệt độ đông đặc của thủy ngân ở -39 độ C, khi nhiệt độ khí
    quyển xuống dưới -39độ  C thì thủy ngân bị đông đặc không thể đo tiếp nhiệt độ; còn
    nhiệt kế rượu vẫn bình thường và có thể đo tiếp nhiệt độ của khí quyển.
    5– Đồng nóng chảy: Từ thể rắn sang thể lỏng, khi nung trong lò đúc
    – Đồng lỏng đông đặc: Từ thể lỏng sang thể rắn, khi nguội trong khuôn đúc
    6

    Khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt bớt lá vì lá chuối hay lá mía đều là các lá to và dài, có diện tích mặt thoáng lớn, vì vậy sự bay hơi trên các lá là nhiều, do đó phải phạt bớt lá để giảm diện tích mặt thoáng, từ đó hạn chế sự thoát hơi nước, giúp cây mau lớn.

    7

    Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ thành các giọt sương đọng trên lá.

    8Vào màu đông nhiệt độ giảm xuống, độ bão hòa giảm theo, 1 phần hơi nước trong không khí bị ngưng tụ tào thành sương. Khi mặt trời lên, nhiệt độ không khí tăng cao làm độ bão hòa tăng lên, không khí sẽ “hòa tan” toàn bộ phần hơi nước khiến hơi nước không ngưn tụ nữa, sương biến mất

    9 Khi đặt nhiệt kế vào cốc nước nóng thì lớp vỏ ngoài của nhiệt kế sẽ tiếp xúc với nước
    nóng trước, nở ra.Lúc này thủy ngân chưa kịp nở ra nên ta thấy mực thủy ngân giảm.Sau
    đó thủy ngân nhận được nhiệt độ cao nên giãn nở ra.Mà chất lỏng nở vì nhiệt tốt hơn
    chất rắn nên mức thủy ngân tăng lên

    10

    * Khi không đậy nút mặt thoáng của rượu thông với không khí bên ngoài nên sự bay hơi xảy ra mạnh hơn so với sự ngưng tụ nên hơi rượu thoát ra ngoài không khí do đó rượu cạn dần.

    * Rượu đựng trong chai cũng đồng thời xảy ra 2 quá trình bay hơi và ngưng tụ, nhưng rượu trong chai đậy kín có bao nhiêu rượu bay hơi thì cũng có bấy nhiêu rượu ngưng tụ lại nên lượng rượu sẽ không giảm.

    Trả lời

Viết một bình luận