Bài 1: Tìm câu đặc biệt và chỉ ra tác dụng của nó trong các trường hợp sau đây a. Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ. Sân công đường chưa lúc n

By Ivy

Bài 1: Tìm câu đặc biệt và chỉ ra tác dụng của nó trong các trường hợp sau đây
a. Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ. Sân công đường chưa lúc nào kém tấp nập
b. Làng quê đang thức dậy. Một tiếng gà gáy xa. Một ánh sao Mai chưa tắt. Một chân trời ửng đỏ phía xa.
c. Đêm. Bóng tối tràn đầy trên bến Cáp Bà.
d. Ôi! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế?
Bài 2. Chuyển câu chủ động thành câu bị động
a. Người lái thuyền đẩy thuyền ra xa.
b. Bộ đội bắc cầu qua suối.
c. Tuần trước, những người công nhân đã xây dựng xong cây cầu này.
d. Bố tôi đã xây một ngôi nhà mới trên nền ngôi nhà cũ.
e. Nam đặt giá sách ở góc nhà.
f. màn sương dày che khuất cảnh vật khiến cho khung cảnh càng trở nên huyền ảo.
g. Mẹ tôi tự tay đan cho tôi một chiếc áo len.
h. Nhân dân lao động sử dụng hết sức nhuần nhuyễn các từ địa phương trong hò đối đáp.
Bài 3. Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.
a. Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái.
b. Lan đi trễ khiến cả lớp lo lắng.
c. Chị Ba đến khiến tôi rất vui và vững tâm.
d. Trung đội trưởng Binh khuôn mặt đầy đặn.

0 bình luận về “Bài 1: Tìm câu đặc biệt và chỉ ra tác dụng của nó trong các trường hợp sau đây a. Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ. Sân công đường chưa lúc n”

  1. Bài 1:

    a. Tám giờ. Chín giờ. Mười một giờ 

    Tác dụng: vừa xác định thời gian, vừa có tác dụng liệt kê thời gian 

    b. Một tiếng gà gáy

    Tác dụng: thông báo về sự tồn tại của tiếng gà gáy

    c. Đêm

    Tác dụng: xác định thời gian diễn ra sự việc

    d. Ôi!

    Tác dụng: bộc lộ cảm xúc

    Bài 2: 

    a. Thuyền bị người lái thuyền đẩy ra xa.

    b. Cây cầu được bộ đội bắc qua suối.

    c. Tuần trước, cây cầu này đã được xây xong bởi những người công nhân.

    d. Một ngôi nhà mới đã được xây trên nền ngôi nhà cũ bởi bố tôi.

    e. Giá sách được Nam đặt ở góc nhà.

    f. cảnh vật bị màn sương dày che khuất khiến khung cảnh càng trở nên huyền ảo.

    g. Tôi được mẹ tự tay đan trong một chiếc áo len.

    h. Những từ địa phương trong hò đối đáp được nhân dân lao động sử dụng rất nhuần nhuyễn.

    Bài 3: 

    a. Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta có tinh thần rất hăng hái.

    Phân tích:

    – Khi bắt đầu kháng chiến nhân dân ta có tinh thần rất hăng hái: 

    + Khi bắt đầu kháng chiến: trạng ngữ

    + Nhân dân ta: chủ ngữ

    + Có tinh thần rất hăng hái: vị ngữ

    – tinh thần rất hăng hái: 

    + Tinh thần: chủ ngữ

    + Rất hăng hái: vị ngữ

    -> cụm c-v làm thành phần phụ ngữ trong cụm động từ.

    b. Chị Ba đến khiến tôi rất vui và vững tâm (câu này không cần biến đổi mà đã có cụm chủ vị mở rộng thành phần câu):

    – Chị Ba đến khiến tôi rất vui và vững tâm:

    Phân tích:

    + Chị Ba đến: chủ ngữ

    + Khiến tôi rất vui và vững tâm: vị ngữ

    – chị Ba đến:

    + Chị Ba: chủ ngữ

    + Đến: vị ngữ

    -> cụm c-v làm thành phần chủ ngữ.

    – tôi rất vui và vững tâm:

    + Chủ ngữ: tôi

    + Vị ngữ: rất vui và vững tâm

    -> cụm c-v làm thành phần phụ ngữ trong cụm đồng từ 

    c. Trung đội trưởng Bính có khuôn mặt rất đầy đặn. 

    Phân tích:

    – Trung đội trưởng Bính có khuôn mặt rất  đầy đặn: 

    + Trung đội trưởng Bính: chủ ngữ

    + Có khuôn mặt rất đầy đặn: vị ngữ 

    – Khuôn mặt rất đầy đặn:

    + Khuôn mặt: chủ ngữ

    + Rất đầy đặn: vị ngữ

    -> Cụm c-v làm thành phần phụ ngữ trong cụm động từ

    Trả lời

Viết một bình luận