Bài 1. Trong số các chất sau: HNO2, CH3COOH, C6H6, HCOOH, HCOOCH3, C6H12O6, C2H5OH, SO2, Cl2, NaClO, CH4, NaOH, NH3, H2S. Số chất thuộc loại chất điện

By Kennedy

Bài 1. Trong số các chất sau: HNO2, CH3COOH, C6H6, HCOOH, HCOOCH3, C6H12O6, C2H5OH, SO2, Cl2, NaClO, CH4, NaOH, NH3, H2S. Số chất thuộc loại chất điện li là:
A. 7. B. 8. C. 9. D. 6.
Bài 2. Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu?
A. HCl, H2SO3, H2SO4, NH3. B. H2SO4, H3PO4, CH3COOH, Ba(OH)2.
C. H2S, CH3COOH, HClO, NH3. D. H2CO3, H2S, HClO, Al2(SO4)3.
Bài 3. Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh?
A. H2SO4, Cu(NO3)2, CaCl2, NH3. B. HCl, H2S, Fe(NO3)3, NaOH.
C. HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH. D. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2.
Bài 4. Có 4 dung dịch: Kali clorua, ancol metylic, axit axetic, kali sunfat đều có nồng độ 0,1 mol/l. Khả năng dẫn điện của các dung dịch đó tăng dần theo thứ tự nào trong các thứ tự sau:
A. KCl < CH3OH < CH3COOH < K2SO4. B. CH3OH < CH3COOH < KCl < K2SO4. C. CH3OH < CH3COOH < K2SO4 < KCl. D. CH3COOH < KCl < CH3OH < K2SO4. Bài 5. Trong dung dịch H2S (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào? A. H+, S2- B. H+, S2-, H2O C. H+, S2-, H2O, H2S D. H+, S2-, H2S Bài 6. Viết phương trình ion rút gọn (nếu có) xảy ra trong dung dịch trong các trường hợp sau: 1. Fe2(SO4)3 + NaOH 2. FeS + HCl 3. KNO3 + NaCl 4. NaHCO3 + Ba(OH)2 5. Ba(HSO4)2 + KOH 6. NH4Cl + NaOH 7. Cu(OH)2 + NH3 + H2O 8. CaCO3 + CO2 + H2O 9. FeCl3+ Na2CO3 + H2O đáp án thôi

0 bình luận về “Bài 1. Trong số các chất sau: HNO2, CH3COOH, C6H6, HCOOH, HCOOCH3, C6H12O6, C2H5OH, SO2, Cl2, NaClO, CH4, NaOH, NH3, H2S. Số chất thuộc loại chất điện”

  1. Đáp án:

    Bài 1 : $A$

    Bài 2 : $C$

    Bài 3 : $D$

    Bài 4 : $B$

    Bài 5 : $C$

    Giải thích các bước giải:

    Bài 1 : $HNO_2,CH_3COOH,HCOOH,NaClO,NaOH,NH_3,H_2S$

    Bài 4 :

    $KCl \to K^+ + Cl^-$

    Tổng nồng độ của ion sinh ra : $0,1 + 0,1 = 0,2M$

    Ancol metylic không dẫn điện.

    $CH_3COOH \rightleftharpoons H^+ + CH_3COO^-$

    $CH_3COOH$ là chất điện li yếu nên tổng nồng độ của ion sinh ra $< 0,2M$

    $K_2SO_4 \to 2K^+ + SO_4^{2-}$ 

    Tổng nồng độ ion sinh ra : $0,1.2 + 0,1 = 0,3M$

    Vậy độ dẫn điện : $K_2SO_4 > KCl > CH_3COOH> CH_3OH$

    Bài 6 :

    $1/Fe^{3+} + 3OH^- \to Fe(OH)_3$

    $2/ FeS + 2H^+ \to Fe^{2+} + H_2S$
    $4/ Ba^{2+} + OH^- + HCO_3^- \to BaCO_3 + H_2O$

    $5/ Ba^{2+} + 2H^+ + SO_4^{2-} + 2OH^- \to BaSO_4 + 2H_2O$

    $6/ NH_4^+ + OH^- \to NH_3 + H_2O$
    $7/ Cu(OH)_2 + 4NH_3  \to [Cu(NH_3)_4](OH)_2$

    $8/ CaCO_3 + CO_2 + H_2O \to Ca(HCO_3)_2$

    $9/ 2Fe^{3+} + 3CO_3^{2-} + 3H_2O \to 3CO_2 + 2Fe(OH)_3$

    Trả lời
  2. Trắc nghiệm: A, C, D, B, C 

    Câu 6: 

    1. $Fe^{3+}+3OH^-\to Fe(OH)_3$

    2. $FeS+2H^+\to Fe^{2+}+H_2S$

    3. Không phản ứng 

    4. $HCO_3^-+Ba^{2}+OH^-\to BaCO_3+H_2O$

    5. $Ba^{2+}+HSO_4^-+OH^-\to BaSO_4+H_2O$

    6. $NH_4^++OH^-\to NH_3+H_2O$

    7. $Cu(OH)_2+4NH_3\to [Cu(NH_3)_4]^{2+}+ 2OH^-$

    8. $CaCO_3+CO_2+H_2O\to Ca^{2+}+2HCO_3^-$

    9. $2Fe^{3+}+3CO_3^{2-}+3H_2O\to 2Fe(OH)_3+3CO_2$

    Trả lời

Viết một bình luận