Bài 14: Dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 4 m để đưa một vật khối lượng 50 kg lên cao 0,8 m trong thời gian 50 s a. Tính công và tính lực kéo vật k

By Adalynn

Bài 14: Dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 4 m để đưa một vật khối lượng 50 kg lên cao 0,8 m trong thời gian 50 s
a. Tính công và tính lực kéo vật khi bỏ qua ma sát.
b. Tính công suất để kéo vật lên?
c. Thực tế do có ma sát nên người này phải kéo vật lên với lực kéo 120 N. Tính lực ma sát khi kéo vật này trượt trên mặt phẳng nghiêng?
Bài 15: Một đầu máy xe lửa có công suất 1000 mã lực kéo một đoàn tàu chuyển động đều với tốc độ 36 km/h
a. tính lực kéo của đầu máy xe lửa.
b. Tính công của đầu máy xe lửa thực hiện được trong 1 min. Biết 1 mã lực là 376 W

0 bình luận về “Bài 14: Dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 4 m để đưa một vật khối lượng 50 kg lên cao 0,8 m trong thời gian 50 s a. Tính công và tính lực kéo vật k”

  1. Đáp án:

     Câu 14: a, A = 400J      F = 100N

                  b, P = 8W

                  c, F = 20N

    Câu 15: a, 73600N

                 b, 44160000J                             

    Giải thích các bước giải:

    Câu 14:

    a, Công kéo vật khi bỏ qua ma sát:

    \[A = P.h = 10mh = 10.50.0,8 = 400J\]

     Lực kéo vật :

    \[A = F.s \Rightarrow F = \frac{A}{s} = \frac{{400}}{4} = 100N\]

    b, Công suất để kéo vật lên:

    \[P = \frac{A}{t} = \frac{{400}}{{50}} = 8W\]

    c, Lực ma sát khi kéo vật là: 

    \[{A_{tp}} = {A_i} + {A_{ms}} \Leftrightarrow 120.4 = 400 + {F_{ms}}.4 \Rightarrow {F_{ms}} = \frac{{480 – 400}}{4} = 20N\]

    Câu 15:

    1000 mã lực = 736000W

    a, Lực kéo của đầu máy xe lửa:

    \[P = F.v \Rightarrow F = \frac{P}{v} = \frac{{736000}}{{10}} \approx 73600N\]

    b, Công đầu máy xe lửa thực hiện được trong 1 phút:

    Đổi : 1 phút = 60s

    \[P = \frac{A}{t} \Rightarrow A = P.t = 736000.60 = 44160000J\]

    Trả lời
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

     Bài 14.

     l = 4m

    m = 50kg

     h = 0,8m

    t = 50s

     F = 120N

    A = ?

    F’ = ?

    P = ?

    Fms = ?

     a. Trọng lượng của vật: P = 10.m = 10.50 = 500N

     Công kéo vật lên là: A = P.h = 500.0,8 = 400J.

     Ta có A = F.l nên F = $\frac{A}{l}$

    Lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng là:

     F = $\frac{400}{4}$ = 100N

     b. Công suất kéo vật lên:

     $P_{cs}$ = $\frac{A}{t}$ = $\frac{400}{50}$ = 8W

     c. Ta có F’ = F + Fms nên Fms = F’ – F

     Độ lớn lực ma sát là: Fms = 120 – 100 = 20N

     Bài 15.

     Ta có 1 mã lực = 0,736kW

     nên 1000 mã lực = 1000.0,736 = 736kW = 736 000W

     Vậy công suất đầu kéo P = 736 000W

     v = 36km/h = 10m/s

     Vì P = $\frac{A}{t}$ = $\frac{F.s}{t}$ = F.v nên F = $\frac{P}{v}$
     Lực kéo đầu máy là:

     F = $\frac{736000}{10}$ = 73600N

    b. Công đầu máy thực hiện trong 1′ = 60s là: A = P.t = 736 000.60 = 44 160 000J

    Trả lời

Viết một bình luận