Bài 2. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: . “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Em hãy thực hiện các yêu cầu bên dưới: a

By Elliana

Bài 2. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: .
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Em hãy thực hiện các yêu cầu bên dưới:
a. Tìm hiểu đề cho đề bài trên.
b. Xác định luận điểm chính cho bài viết.
c. Hãy tìm những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) để làm sáng tỏ cho luận điểm. Ghi lại dàn ý
chi tiết của bài viết của em.
d. Dựa trên dàn ý đã lập, em hãy viết:
– Đoạn văn mở bài.
– Đoạn văn kết bài.
– Một đoạn văn trong phần thân bài.

0 bình luận về “Bài 2. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: . “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Em hãy thực hiện các yêu cầu bên dưới: a”

  1. a, Yêu cầu : giải thích

        Vấn đề : ý nghĩ câu tục ngữ

    b, Luận điểm chính : câu túc ngữ

    c, Lí lẽ :

      – Là gì?

      – Bài học

        Dẫn chứng :

       – Làm thế nào?

        Cần làm gì?

    d, bạn tự rút ra dàn ý riêng nhé

    Trả lời
  2. a)Bầu ơi… chung một giàn khuyên nhủ mọi người phải thương yêu, đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống.

    b) Mượn chuyện bầu, bí để nói chuyện con người

    c) – Tuy nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống khác nhau nhưng cùng chung quê hương, đất nước.
    – Muốn tồn tại phải giúp đỡ nhau trong cuộc sống, làm tốt nghĩa vụ xã hội phân công.
    – Khi có quân xâm lược, mọi người phải đoàn kết một lòng, tạo thành một khối thống nhất để chống giặc.
    – Khi gặp thiên tai, mọi người cùng chung sức giải quyết, khắc phục hậu quả.

    d)

    1. Mở Bài

    – Người Việt Nam có truyền thống yêu thương, đoàn kết.

    – Ca dao luôn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn đó.

    – Trích dẫn câu ca dao: “Bầu ơi, thương lấy bí cùng…”

    2. Thân Bài

    a. Ý nghĩa câu ca dao:

    – Giàn bầu bí quấn quýt vào nhau, dù khác giống nhưng sống trên một giàn.

    – Người Việt Nam cũng như dây bầu bí, luôn yêu quý, ga81b kết với nhau.

    b. Các dẫn chứng để chứng minh:

    – Trong canh tác nông nghiệp, phòng chống thiên tai, hệ thống đê điều được xây dựng từ tinh thần đoàn kết của nhân dân lao động.

    – Trong chống giặc ngoại xâm: Thời Lý, thời Trần, thời Lê, giai đoạn kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đều giành thắng lợi từ truyền thống yêu nước và gắn kết thành một khối tạo sức mạnh vô địch.

    – Hôm nay, trong công cuộc xây dựng quê hương, tinh thần đoàn kết, “lá lành đùm là rách”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương…” vẫn phát huy.

    c. Bài học cho thế hệ trẻ về tinh thần đoàn kết.

    3. Kết Bài:

    – Vẻ đẹp bất diệt của lòng nhân ái.

    – Thế hệ trẻ cần bồi đắp yêu thương cho trái tim mình.

    Trả lời

Viết một bình luận