Bài 2: một chiếc ca không có vạch chia được dùng để múc nước ở thùng chứa I và thùng chứa II rồi đổ vào thùng chứa III. Nhiệt độ của nước ở thùng chứa

By Claire

Bài 2: một chiếc ca không có vạch chia được dùng để múc nước ở thùng chứa I và thùng chứa II rồi đổ vào thùng chứa III. Nhiệt độ của nước ở thùng chứa I là t1=20 C, ở thùng chứa III là t2=80C. Thùng chứa III đã có sẵn một lượng nước ở nhiệt đọ t3=40 C và bằng tổng số ca nước vừa đỏ thêm. Cho rằng không có sự mất mát nhiệt lượng ra môi trường xung quanh. Hãy tính số ca nước cần múc ở thung I và thùng II để nước ở thùng III có nhiệt đọ bằng 50 c

0 bình luận về “Bài 2: một chiếc ca không có vạch chia được dùng để múc nước ở thùng chứa I và thùng chứa II rồi đổ vào thùng chứa III. Nhiệt độ của nước ở thùng chứa”

  1. Đáp án:

     Gọi : n là nhiệt dung riêng của nước ; m là khối lượng nước chứa trong một ca ;

    n1 và n2 lần lượt là số ca nước múc ở thùng I và thùng II ;

    (n1 + n2) là số ca nước có sẵn trong thùng III.

    – Nhiệt lượng do n1 ca nước ở thùng A khi đổ vào thùng III đã hấp thụ là :

    Q1 = n1.m.c(50 – 20) = 30cmn1       

    – Nhiệt lượng do n2 ca nước ở thùng II khi đổ vào thùng III đã toả ra là :

                         Q2 = n2.m.c(80 – 50) = 30cmn2                   

    – Nhiệt lượng do (n1 + n2) ca nước ở thùng III đã hấp thụ là :  

    Q3 = (n1 + n2)m.c(50 – 40) = 10cm(n1 + n2)  

    – Phương trình cân bằn nhiệt : Q1 + Q3 = Q2                                                       

    Þ 30cmn1 + 10cm(n1 + n2) = 30cmn2 Þ 2n1 = n2

    Vậy, khi múc n ca nước ở thùng I thì phải múc 2n ca nước ở thùng II và số nước đã có sẵn trong thùng III trước khi đổ thêm là 3n ca.

    chúc bạn mạnh khỏe, có nhiều may mắn và học giỏi

    cho mình hay nhất nhé mình cảm ơn bạn nhiều ❤️️❤️️❤️️

     

    Trả lời

Viết một bình luận