Bài 22: VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI 1. Vị trí của Việt Nam trên bản đồ thế giới Q/Sát H17.1 sgk Xác định vị trí Việt Nam trên bản đồ thế giới và kh

By Athena

Bài 22: VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI
1. Vị trí của Việt Nam trên bản đồ thế giới
Q/Sát H17.1 sgk Xác định vị trí Việt Nam trên bản đồ thế giới và khu vực Đông Nam Á?
Về mặt chính trị Việt Nam là một nước ntn trên trường quốc tế? Dựa vào H17.1 sgk Việt Nam gắn
liền với châu lục và Đại dương nào? Gồm có các bộ phận nào? Phần đất liền và phần biển tiếp giáp
với các nước nào? Gia nhập ASEAN vào năm nào?
: 2. Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển
Cho biết những khó khăn của VN trên con đường XD và phát triển đất nước?
Nêu nhận xét về sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta qua bảng 22.1 sgk?Em hãy cho biết một số
thành tựu nổi bật của nền kinh tế –XH nước ta trong thời gian qua?
? Quê hương em có những đổi mới và tiến bộ như thế nào? Chúng ta đã đạt được những thành tựu
gì?
Cho biết định hướng đường lối phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước ta?

0 bình luận về “Bài 22: VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI 1. Vị trí của Việt Nam trên bản đồ thế giới Q/Sát H17.1 sgk Xác định vị trí Việt Nam trên bản đồ thế giới và kh”

  1.      I. Việt Nam trên bản đồ thế giới                                                                                                          1.Vị trí của Việt Nam trên bản đồ thế giới

    – Là 1 quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Bao gồm phần đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời.

    – Việt Nam gắn liền với lục địa Á – Âu nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương và nằm gần trung tâm Đông Nam Á.

    – Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Cam pu chia, phía đông giáp Biển Đông.

       II. Việt Nam là một trong những quốc gia thể hiện đầy đủ các yếu tố Đông Nam Á.

    – Thiên nhiên: Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

    – Văn hóa: Có nền văn minh lúa nước; tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc và ngôn ngữ gắn bó với các nước trong khu vực.

    – Lịch sử: Là lá cờ đầu trong khu vực về chống thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mĩ, giành độc lập dân tộc.

    – Là thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) từ năm 1995. Việt Nam tích cực góp phần xây dựng ASEAN ổn định, tiến bộ, thịnh vượng.

    III.Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển

    a) Khó khăn:

    – Do chiến tranh tàn phá trong 1 thời gian dài.

    – Xây dựng đất nước đi lên từ điểm xuất phát thấp

    b) Thành tựu đạt được:

    – Sản xuất nông nghiệp liên tục phát triển.

    – Công nghiệp từng bước được khôi phục và phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là các ngành then chốt.

    – Cơ cấu kinh tế ngày càng cân đối, hợp lí hơn, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

    – Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

    Trả lời
  2. 1 :-  Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển
    –  Việt Nam thể hiện đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu vực Đông Nam Á.
    – Việt Nam đang hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới.

    – Chính trị Việt Nam đi theo nguyên mẫu nhà nước xã hội chủ nghĩa, độc đảng. Hiến pháp mới được thông qua vào tháng 11 năm 2013, tái khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong chính trị và xã hội, phác thảo việc tái tổ chức chính phủ và tăng cường cải cách thị trường trong nền kinh tế. Dù Việt Nam là một quốc gia độc đảng, việc đi theo đường lối tư tưởng chính thống của Đảng đã giảm bớt phần quan trọng và ưu tiên với mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh tổ quốc.

    -Việt Nam gắn liền với châu Á và trong khu vực Đông Nam Á.

    – Việt Nam có biển Đông, một bộ phận của Thái Bình Dương.

    Trên đất liền, Việt Nam có biên giới chung với trung quốc, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, I-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin.

    Việt Nam đã gia nhập ASEAN vào năm 1995

    2 : về sự chuyển đổi cơ cấu khinh tế : Sản xuất nông nghiệp liên tục phát triển, hình thành một số sản phẩm hàng hóa xuất khẩu chủ lực.
    Công nghiệp từng bước khôi phục và phát triển mạnh mẽ, nhất là các ngành then chốt.
    Cơ cấu kinh tế ngày càng cân đối, hợp lí theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

    Trả lời

Viết một bình luận