Bài2: ánh sáng có ảnh hướng tới đời sống thực vật như thế nào Bài 3: thế nào là quần thể sinh vật trình bài các đặc điểm cơ bản của quần thể sinh vậ

By Anna

Bài2: ánh sáng có ảnh hướng tới đời sống thực vật như thế nào
Bài 3: thế nào là quần thể sinh vật trình bài các đặc điểm cơ bản của quần thể sinh vật .
Bài 4: rao với ngần là gì? gận ra những đặc điển gì? ở vật
Bài 5: ánh sáng có ảnh hưởng đến đời sống động vật như thế nào ?
Bài 6: quân xả sinh vật là gì? trình bày những đặc điểm quá quần xã

0 bình luận về “Bài2: ánh sáng có ảnh hướng tới đời sống thực vật như thế nào Bài 3: thế nào là quần thể sinh vật trình bài các đặc điểm cơ bản của quần thể sinh vậ”

  1. Bài 2 :

    * Ánh sáng  ảnh hưởng lên đặc điểm hình thái , sinh lí và tập tính của sinh vật

    – Thực vật :

    + Nhóm cây ưa sáng mọc ở nơi trống trải, có lá dày, màu xanh nhạt. 

    + Nhóm cây ưa bóng: tiếp nhận ánh sáng khuếch tán, thường sống dưới tán cây khác có lá mỏng, màu xanh đậm.

    Bài 3 : 

    – Quần thể sinh vật là tập hơp những cá thể cùng loài sinh sống trong một không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

    – Đặc trưng của quần thể sinh vật :

    +Tỉ lệ giới tính : Tỉ lệ giới tính là tỉ số giữa số lượng cá thể đực / số lượng cá thể cái trong quần thể.

    + Nhóm tuổi :

     -Tuổi sinh lí: khoảng thời gian sống có thể đạt đến của cá thể.

     – Tuổi sinh thái: thời gian sống thực tế của cá thể

     – Tuổi quần thể:tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.

    +Phân bố cá thể trong quần thể 

    -Phân bố theo nhóm:, các quần thể tập trung theo nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất. 

    -Phân bố đồng đều:  khi điều kiện sống phân bố đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

    -Phân bố ngẫu nhiên: Kiểu phân bố này giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng của môi trường.

    + Mật độ cá thể trong quần thể 

    Bài 5 :Ánh sáng có ảnh hưởng đến đời sống động vật

    – Động vật : chia thành 2 nhóm chính:

    + Những loài ưa hoạt động ban ngày thị giác phát triển và thân có màu sắc nhiều khi rất sặc sỡ giúp nhận biết đồng loại, ngụy trang hay để dọa nạt…

    + Những loài ưa hoạt động ban đêm hoặc sống trong hang: thân màu sẫm ,mắt tinh hoặc phát triển của xúc giác và cơ quan phát sáng

    Bài 6 :

    Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định 

    Đặc trưng của quần xã sinh vật

    – Số lượng các loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài

    – Phân bố cá thể trong không gian 

    + Phân bố cá thể trong quần xã theo chiều thẳng đứng

    + Phân bố cá thể theo chiều ngang

    Trả lời
  2. B2:
    Ánh sáng làm thay đổi những đặc điềm hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật.
    B3:
    – Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
    – Đặc điểm cơ bản:
    1. Tỉ lệ giới tính
    Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái. Ở đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non mới nở thường là 50 con đực/50 con cái. Một ít loài động vật có xương sống có số lượng cá thể sơ sinh giống đực thường cao hơn giống cái đôi chút.
    Tỉ lệ giới tính thay đổi chủ yếu theo nhóm tuổi của quần thể và phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.
    Vào mùa sinh sản, thằn lằn và rắn có sô lượng cá thể cái cao hơn số lượng cá thể đực nhưng sau mùa sinh sản, số lượng của chúng bằng nhau. Ngỗng và vịt có tỉ lệ đực/cái là 60/40. Tỉ lệ đực/cái có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể.
    2. Thành phần nhóm tuổi
    Quần thế gồm có nhiều nhóm tuổi, mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau.
    Người ta dùng các biểu đồ tháp tuổi để biểu diễn thành phẩn nhóm tuổi của quần thể. Tháp tuổi bao gổm nhiều hình thang nhỏ (hoặc hình chữ nhật) xếp chồng lên nhau. Mỗi hình thang nhỏ thể hiện số lượng cá thể của một nhóm tuổi, trong đó hình thang thế hiện nhóm tuổi trước sinh sản xếp phía dưới, phía trên là nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.
    Có ba dạng tháp tuổi là: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.
    3. Mật độ quần thể
    Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật cỏ trong một đơn vị diện tích hay thể tích. Ví dụ :
    – Mật độ cây bạch đàn : 625 cây/ha đồi.
    – Mật độ sâu rau : 2 con/m2 ruộng rau.
    – Mật độ chim sẻ : 10 con/ha đổng lúa.
    – Mật độ tảo xoắn : 0,5 gam/m3 nước ao.
    Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật. Mật độ quần thể tăng khi nguồn thức ăn có trong quần thể dồi dào; mật độ quần thể giảm mạnh do những biến động bất thường của điều kiện sống như lụt lội, cháy rừng hoặc dịch bệnh…
    B4: (Không rõ đề)
    B5:
    – Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật:
    + Tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian
    + Ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, sinh sản của động vật
    – Dựa theo khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng, động vật được chia thành 2 nhóm:
    + Nhóm động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động ban ngày
    + Nhóm động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động vào ban đêm
    B6:
    Quần xã sinh vật là một tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất và do vậy, quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
    Đặc điểm đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật:
    – Đặc trưng về thành phần loài:
    + Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh của chúng.
    Ví dụ: Trong quần xã có loài cá mè là loài ưu thế khi số lượng cá mè lớn hơn hẳn so với các loài khác.
    + Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó. Ví dụ, cây cọ là loài đặc trưng cùa quần xã vùng đồi Phú Thọ, cây tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng u Minh.
    + Loài có độ phong phú cao là loài có tỉ lệ phần trăm số cá thể (hoặc sinh khối) cao hơn hẳn so với các loài khác trong quần xã. Trong quần xã ao, cá mè là loài ưu thế nhưng đồng thời cũng là loài có độ phong phú cao.
    – Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian:
    + Quần xã phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng. Rừng mưa nhiệt đới phân thành nhiều tầng, mỗi tầng cây thích nghi với mức độ chiếu sáng khác nhau trong quần xã. Ví dụ: Sinh vật phân bố theo độ sâu của nước biến, tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng ánh sáng của từng loài.
    + Quần xã phân bố cá thể theo chiều ngang. Sinh vật phân bố thành các vùng trên mặt đất. Mỗi vùng có số lượng sinh vật phong phú khác nhau, chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên. Ở quần xã biển vùng gần bờ thành phần sinh vật rất phong phú, ra khơi xa số lượng các loài ít đần.
    – Đặc trưng về chức năng dinh dưỡng: Quần xã sinh vật gồm nhiều nhóm có các chức năng dinh dưỡng khác nhau:
    + Nhóm các sinh vật tự dưỡng: bao gồm cây xanh có khả năng quang hợp và một số vi sinh vật tự dưỡng.
    + Nhóm các sinh vật tiêu thụ: bao gồm các sinh vật ăn thịt các sinh vật khác như động vật ăn cỏ, thú ăn thịt con mồi, thực vật bắt mồi,…
    + Nhóm sinh vật phân giải: là những sinh vật dị dưỡng, phân giải các chất hữu cơ có sẵn trong thiên nhiên. Thuộc nhóm này có nấm, vi khuẩn, một số động vật đất,…
    – Sinh vật sản xuất: tảo lục đơn bào, rong đuôi chồn, bèo Nhật Bản, súng.
    – Sinh vật tiêu thụ: gồm các loài ăn thực vật như trùng cỏ, các loài ăn tạp và ăn động vật như nhện nước, tôm, cá.
    – Sinh vật phân giải: gồm nấm, giun và nhiều động vật đáy khác như ốc, trai.

    $\boxed{\text{Blink}} \boxed{\text{Rosé}}$

    Trả lời

Viết một bình luận