Bản đồ trải nghiệm sáng tạo về phòng chống bệnh còi xương tuổi thiếu niên

By Katherine

Bản đồ trải nghiệm sáng tạo về phòng chống bệnh còi xương tuổi thiếu niên

0 bình luận về “Bản đồ trải nghiệm sáng tạo về phòng chống bệnh còi xương tuổi thiếu niên”

  1. Trẻ em bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phốt pho (là những chất cần thiết cho sự phát triển của xương). Bệnh còi xương ở trẻ thường gặp ở giai đoạn trẻ sơ sinh cho đến dưới 3 tuổi. Bệnh làm cho xương mềm, xốp, đồng thời làm biến dạng xương ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

    Nguyên nhân dẫn đến bệnh còi xương ở trẻ 

    Nguyên nhân dẫn đến bệnh còi xương ở trẻ là do thiếu ánh sáng mặt trời, hoặc chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ canxi – phốt pho; trẻ không được bú mẹ dễ bị còi xương hơn trẻ bú mẹ. Những em bé có nhiều nguy cơ bị còi xương thường thuộc các nhóm sau:

    – Trẻ sinh non, đẻ sinh đôi.

    – Trẻ nuôi bằng sữa bò.

    – Trẻ quá bụ bẫm.

    – Trẻ sinh ở những nơi có điều kiện thời tiết âm u, thiếu ánh nắng.

    Dấu hiệu nhận biết trẻ bị còi xương

    Bệnh còi xương ở trẻ thường biểu hiện qua một số dấu hiệu như sau:

    – Trẻ thường quấy khóc, ngủ không yên, dễ giật mình, và đổ nhiều mồ hôi lúc ngủ.

    – Tóc rụng nhiều, đặc biệt là ở vùng sau gáy như hình vành khăn.

    – Có các bất thường ở vùng xương đầu, bao gồm thóp rộng và mềm, thóp không đầy và phập phồng theo nhịp thở; xuất hiện bướu đỉnh đầu, bướu trán (trán dô), hoặc đầu bẹp trông giống cá trê.

    – Răng mọc chậm, rối loạn trương lực cơ hoặc bị táo bón.

    – Chậm phát triển vận động như lẫy, lật, bò, đi, đứng…

    Trong trường hợp còi xương cấp tính, trẻ có thể bị co giật do lượng canxi trong máu hạ xuống quá thấp. Bệnh còi xương nghiêm trọng có nguy cơ gây ra những biến chứng như: có chuỗi hạt ở xương sườn, dị tật xương ức gà hay còn gọi là ngực lồi, và vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O.

    Phòng bệnh còi xương cho trẻ

    – Khi có thai các bà mẹ phải làm việc nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị đẻ non, có thể uống vitamin D khi thai được 7 tháng: 600.000UI/3 tuần, mỗi tuần 200.000UI.

    – Sau khi sinh cả mẹ và con không nên ở trong phòng tối và kín, phòng ở thoáng mát và đầy đủ ánh sáng.

    – Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: Để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 15-30 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Lưu ý phải tắm nắng trực tiếp vì nếu không sẽ không còn tác dụng. Trong những tháng mùa đông phải uống thêm vitamin D vì mùa đông thường có nhiều sương mù và nắng yếu.

    – Cho trẻ uống vitamin D 400UI/ ngày trong suốt năm đầu tiên nhất là về mùa đông.

    – Khi trẻ ăn bổ sung: cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như: sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh và dầu mỡ.

    Tại sao ng già dễ bị gãy xương hơn trẻ em khi bị ngã

    xương được cấu tạo bởi hai thành phần hóa học chính đó là chất hữu có và chất vô cơ. Trong đó, chất hữu cơ làm cho xương đảm bảo mềm dẻo và chất vô cơ làm cho xương trở nên rắn chắc.Ở trong xương của người lớn người lớn chất cốt giao chiếm 1/3, chất khoáng 2/3. Với trẻ em, chất cốt giao chiếm tỉ lệ cao hơn, nên xương trẻ em có tính đàn hồi cao hơn nên dẻo. Với người già thì tỷ lệ cốt giao và chất khoáng chênh lệch rất lớn nên sẽ làm cho xương của người già mất đi tính đàn hồi và trở nên giòn hơn.

    Thêm vào đó, do tuổi cao, nên quá trình phân hủy xương trở nên nhanh hơn và nhiều hơn so với quá trình tạo thành xương, collagen và chất đạm có trong xương cũng suy giảm, vỏ xương ngày càng mỏng do thiếu Canxi nên càng làm cho xương dễ bị giòn và gãy hơn.

    Chưa kể, tuổi càng cao, các tế bào thần kinh phản ứng chậm làm cho sức bền giảm và các hoạt động bình thường hay đi lại phải dùng nhiều sức hơn. Hơn thế, mắt kém dẫn đến việc phán đoán khoảng cách cũng giảm xuống nên cũng làm cho người già hay bị ngã và dẫn tới gãy xương.

    Tại sao trẻ em dễ bị vòng kiềng

    – Trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D là nguyên nhân chính dẫn đến vòng kiềng.

    – Trẻ tập đứng, tập đi quá sớm.

    – Trẻ béo phì, có cân nặng quá tải đối với đôi chân.

    – Do thói quen sinh hoạt một số vùng không tốt như: địu trẻ trên lưng, trẻ thường xuyên phải cưỡi ngựa, lừa…

    Tại sao có thóp trên đầu ở trẻ mới sinh

    Thóp trẻ sơ sinh có cấu trúc màng sợi để gắn kết xương đầu lại với nhau, là đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ. Chính nhờ những lớp màng sợi này nên đầu bé dễ thay đổi kích thước và hình dạng phù hợp với đường âm đạo của mẹ để giúp việc ‘chui’ ra ngoài của trẻ được thuận lợi hơn.

    Mặt khác, khi trẻ lọt lòng, thóp còn đóng vai trò như một ‘lớp đệm’ để bảo vệ não trẻ khỏi những chấn động từ bên ngoài khi trẻ ngã.

    Dễ bị thiếu Canxi gây ảnh hưởng gì

    Canxi là một chất dinh dưỡng quan trọng. Hầu như mọi tế bào trong cơ thể đều sử dụng Canxi theo một cách nào đó, bao gồm hệ thống thần kinh, cơ bắp và tim.

    Cơ thể sử dụng Canxi để xây dựng xương và răng, giữ cho chúng khỏe mạnh khi bạn già đi, gửi tín hiệu qua hệ thống thần kinh, giúp máu đông máu, co cơ và điều hòa nhịp tim. Các chuyên gia đã tổng kết được thiếu Canxi gây nên 147 loại bệnh khác nhau. Những ảnh hưởng tới cơ thể có thể phải chịu khi thiếu Canxi là:

    Xương

    Da

    Đái Tháo Đường

    Thần kinh

    Tim

    Xơ cứng động mạch

    Đường tiêu hóa

    Hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc bệnh 

     – Vì còi xương không thể hiện ở gầy hay béo, người béo vẫn có thể bị còi xương do thiếu canxi 

    Trả lời

Viết một bình luận