Bạn hiểu thế nào về kết hợp biện chứng các mặt đối lập. Hãy vận dụng lý luận này vào việc giải quyết mâu thuẫn nảy sinh trong hoạt động kinh doanh ho

By Reese

Bạn hiểu thế nào về kết hợp biện chứng các mặt đối lập. Hãy vận dụng lý luận này vào việc giải quyết mâu thuẫn nảy sinh trong hoạt động kinh doanh hoặc trong cuộc sống hằng ngày của bạn.

0 bình luận về “Bạn hiểu thế nào về kết hợp biện chứng các mặt đối lập. Hãy vận dụng lý luận này vào việc giải quyết mâu thuẫn nảy sinh trong hoạt động kinh doanh ho”

  1. Trong hệ thống triết học của mình, khi cho rằng “tất cả mọi vật đều có tính chất mâu thuẫn trong bản thân nó“, Hêgen đã khẳng định: “Mâu thuẫn là nguồn gốc của tất cả mọi sự vận động và của tất cả mọi sức sống“. Thuật ngữ “sự kết hợp các mặt đối lập” theo nghĩa chung nhất, được hiểu là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập hợp thành mâu thuẫn. Dưới góc độ này, có thể nói, trong các giáo trình triết học ở nước ta đã có sự luận giải khá sâu sắc. Dĩ nhiên, nói như vậy không có nghĩa là trong thực tiễn cuộc sống khi giải quyết mâu thuẫn, người lĩnh hội đã vận dụng đúng tinh thần của nó.

    – Trong đổi mới kinh tế, gắn liền với việc xây dựng một nền kinh tế đa dạng hóa về sở hữu, đa thành phần kinh tế, là vấn đề xây dựng cơ chế thị trường. Đây là hai mặt của nền kinh tế thị trường: việc tồn tại một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần tất yếu làm nảy sinh yêu cầu về sự điều tiết cơ chế thị trường. Với tư cách là cơ chế kinh tế khách quan tồn tại tất yếu trong nền kinh tế nhiều thành phần, cơ chế thị trường thể hiện những giá trị tích cực của nó. Vậy việc linh hoạt thay đổi và thích ứng đối với cơ chế thị trường có thể kết hợp với kế hoạch trong nền kinh tế tập trung bao cấp? Do đó sự kết hợp cơ chế thị trường và kế hoạch của doanh nghiệp nghĩa là xóa bỏ kế hoạch hóa cao độ, tiến hành cơ chế quản lý kinh doanh, thực hiện tự chủ, độc lập của doanh nghiệp.
    Ở đây cần tránh rơi vào nhận thức sai lầm cố hữu trước đây là tuyệt đối hóa sự đối lập giữa cơ chế thị trường và kế hoạch doanh nghiệp. Cho rằng cơ chế thị trường nghĩa là không có kế hoạch, còn nếu đề cao kế hoạch ắt sẽ không theo cơ chế thị trường.Tư duy biện chứng ở đây là mặc dù giữa cơ chế thị trường và kế hoạch có những biểu hiện ngược nhau lên doanh nghiệp, song không vì thế mà chúng không thống nhất.
    Ở thời kì kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhà nước cần nắm bắt rõ mối liên hệ giữa kế hoạch và cơ chế thị trường. Từ đó ứng dụng tư tưởng kết hợp mặt đối lập vào thực tế để nâng cao khả năng cạnh tranh và quản lý doanh nghiệp. ví như khi nhu cầu thị trường thay đổi nhanh chóng khiến cho kế hoạch ban đầu đã trở nên sai lầm. Đây là lúc xảy ra sự đấu tranh giữa hai mặt đối lặp. Cần có sự kết hợp hoàn hảo giữa hai mặt đối lập.Chủ thể quyết định ở đây cần có bản lĩnh chính trị và khả năng điều chỉnh hợp lý để qua sự kết hợp này phát triển doanh nghiệp một cách hợp lý.

    Trong kinh doanh lợi nhuận và rủi ro là hai mặt không thể tách rời nhau được. Bất kì một hoạt động nào của doanh nghiệp đều tồn tại sự rủi ro. Lợi nhuận càng lớn rủi ro càng nhiều. Nhưng hiển nhiên sự phát triển của một doanh nghiệp là lợi nhuận. Như vậy, trong suốt quá trình thành lập, tồn tại và phát triển rủi ro là cái doanh nghiệp luôn đối mặt. Một doanh nghiệp phát triển là doanh nghiệp kết hợp hoàn hảo giữa hai mặt đối lập rủi ro là lợi nhuận. Trước một mức lợi nhuận khổng lồ doanh nghiệp có tính đến rủi ro?! Hiện tại có tại một loại chi phí trong kinh tế gọi là chi phí rủi ro. Đây là một ví dụ điển hình cho việc kết hợp hai mặt đối lập một cách thành công. Mà qua đó doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận có được.

    Trả lời
  2. Sự kết hợp các mặt đối lập không phải là phương pháp duy nhất giải quyết các mâu thuẫn xã hội, hơn nữa không phải mặt đối lập nào cũng có thể kết hợp được với nhau.

    Sự kết hợp các mặt đối lập như là phương pháp giải quyết mâu thuẫn xã hội một cách có hiệu quả luôn tuỳ thuộc vào cả điều kiện khách quan lẫn chủ quan. Trước hết, các mặt đối lập đó phải có những điểm chung, điểm tương đồng và có khả năng thoả thuận để đi đến những thoả hiệp nhất định. Thứ nữa, sự kết hợp đó phải có lợi cho chủ thể chủ động tiến hành sự kết hợp. Không có những điều kiện đó, không thể sử dụng phương pháp này để giải quyết mâu thuẫn, hoặc bản thân chủ thể sẽ không chấp nhận mâu thuẫn (đối với những mâu thuẫn có thể loại bỏ được).

    Hãy cho tôi câu trả lời hay nhất

    Trả lời

Viết một bình luận