BT6: Để đưa một vật có trọng lượng 2000N lên độ cao h = 10m người ta dùng 1 trong 2 cách sau: a. Dùng hệ thống gồn 1 RRCĐ và 1 RRĐ. Lúc này lực kéo dâ

By Valentina

BT6: Để đưa một vật có trọng lượng 2000N lên độ cao h = 10m người
ta dùng 1 trong 2 cách sau:
a. Dùng hệ thống gồn 1 RRCĐ và 1 RRĐ. Lúc này lực kéo dây dùng để nâng vật lên là
F1 = 1200N. Hãy tính:
+ Hiệu suất của hệ thống?
+ Khối lượng của ròng rọc động. Biết hao phí để nâng ròng rọc bằng 25% hao phí tổng
cộng.
b. Dùng MPN chiều dài l = 12m. Lực kéo lúc này F2 = 1900N. Tính lực ma sát giữa
vật và MPN, hiệu suất của cơ hệ.

0 bình luận về “BT6: Để đưa một vật có trọng lượng 2000N lên độ cao h = 10m người ta dùng 1 trong 2 cách sau: a. Dùng hệ thống gồn 1 RRCĐ và 1 RRĐ. Lúc này lực kéo dâ”

  1. Đáp án:

    a, H = 83,33%

     m = 5kg

    b, F = 233,33N

     H = 87,7%

    Giải thích các bước giải:

     a, Vì sử dụng 1 ròng rọc động nên ta lợi 2 lần về lực kéo vật nhưng thiệt 2 lần về quãng đường kéo vật nên \[s = 2h = 2.10 = 20m\]

    Hiệu suất của hệ thống là:

    \[H = \frac{{{A_i}}}{{{A_{tp}}}} = \frac{{P.h}}{{F.s}} = \frac{{2000.10}}{{1200.20}} = 83,33\% \]

    Công hao phí của hệ thống là:

    \[{A_{ms}} = {A_{tp}} – {A_i} = 24000 – 20000 = 4000J\]

    Công của ròng rọc là:

    \[{A_{rr}} = 25\% {A_{ms}} = 25\% .4000 = 1000J\]

    Khối lượng của ròng rọc là:

    \[{F_{rr}} = \frac{{{A_{rr}}}}{s} = \frac{{1000}}{{20}} = 50N \Rightarrow m = \frac{P}{{10}} = \frac{{50}}{{10}} = 5kg\]

    b, Công ma sát là:

    \[{A_{ms}} = {A_{tp}} – {A_i} = F.l – 20000 = 1900.12 – 20000 = 2800J\]

    Lực ma sát là:

    \[{F_{ms}} = \frac{{{A_{ms}}}}{l} = \frac{{2800}}{{12}} \approx 233,33N\]

    Hiệu suất của cơ hệ là:

    \[H = \frac{{{A_i}}}{{{A_{tp}}}} = \frac{{20000}}{{22800}} \approx 87,7\% \]

    Trả lời

Viết một bình luận