C/m câu tục ngữ : ”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Ko chép mạng

By Arya

C/m câu tục ngữ : ”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Ko chép mạng

0 bình luận về “C/m câu tục ngữ : ”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Ko chép mạng”

  1. Bài làm không chép mạng nhé, bạn tham khảo:

    Nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống có đạo lý. Một trong những đạo lí đó là lòng biết ơn. Điều đó được thể hiện qua câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

    Thật vậy, lòng biết ơn là đạo lí ở đời của nhân dân ta. “Quả” là trái cây. Khi ăn một trái cây chín vàng ngon ngọt, ta phải biết nhớ ơn người trồng cây. Đối với nghĩa bóng, “quả” là thành quả, là sản phẩm vật chất, tinh thần. Khi con người được hưởng thụ thành quả phải biết ơn “kẻ trồng cây”. Câu tục ngữ trên quả thật là đúng.

    Từ xa xưa, trong kho tàng văn học đã có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ, bài thơ thấm đẫm tình người, ngợi ca đạo lí lòng biết ơn:

                                                            “Ai ơi bưng bát cơm đầy

                                                  Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”

    Để làm nên hạt gạo, bát cơm, người nông dân phải “một nắng hai sương”, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, đổ mồ hôi vất vả sớm hôm. Vì vậy, khi ta bưng bát cơm ăn phải nhớ ơn người cày cấy.

                                                            “Em ăn hạt gạo lâu rồi

                                                 Bây giờ mới biết những người làm ra

                                                       Những người chân đất thật thà

                                                 Em thương như thể thương bà ngoại em”

    Trong thực tế, đời sống của con người, lòng biết ơn thể hiện rất cụ thể. Mỗi người sinh ra đều có cha mẹ, cha mẹ, thầy cô đã giáo dục chúng ta nên người.

                                                            “Ơn cha nặng lắm ai ơi

                                                 Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”

                                                            “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

                                                 Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”

    Là con người luôn luôn có lòng biết ơn: Biết ơn các anh hùng Liệt sĩ đã hi sinh cho đất nước ta “nở hoa độc lập, kết quả tự do”. Biết ơn các anh hùng dân tộc đã khai thiên lập quốc. Chúng ta lập đền thờ, mở lễ hội hằng năm. Trong đời sống hằng ngày, ở nước ta đã chú trọng những ngày kỉ niệm: Giỗ Tổ Hùng Vương (10 – 3 âm lịch), Thầy thuốc Việt Nam (27 – 2), Nhà giáo Việt Nam (20 – 11),… Những ngày đó để tôn vinh những vị anh hùng, những người chúng ta vô cùng biết ơn sâu sắc.

    Người Việt Nam ta luôn sống có đạo lí, đó là nét đẹp của người Việt.

    Trong xã hội còn một số người cần phải lên án và phê phán. Đó là những kẻ “vong ân bội nghĩa”, “ăn cháo đá bát”. Họ là những ung nhọt trong xã hội: bất hiếu với cha mẹ, thầy cô; phản bội Tổ quốc, nhân dân ta. Tất cả những con người ấy đều đã bị lên án và trừng trị thích đáng.

    Câu tục ngữ trên nhắc nhở chúng ta: sống ở trên đời phải luôn biết ơn mọi người mới trở thành người có ích.

    Câu tục ngữ trên luôn luôn là lời khuyên nhủ đúng đắn. Dù thời gian có dài thêm thì câu tục ngữ đó vẫn còn nguyên giá trị. Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng em cố gắng chăm ngoan học giỏi để thầy cô, cha mẹ vui lòng. Khi trưởng thành trở thành người công dân có ích cho gia đình và xã hội.

    `#Rio`

    Trả lời
  2. Từ xưa đến nay, đạo lí ”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, ”Uống nước nhớ nguồn” luôn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.

         Đúng là như vậy, nhưng đạo lí ấy đề cao sự biết ơn của mỗi người đối với người khác. Trong cuộc sống chúng ta, chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, mà không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự vượt qua được. Vậy nên, sự giúp đỡ của những người xung quanh là rất cần thiết. Từ những chuyện nhỏ nhặt đến lớn lao, từ đơn giản đến phức tạp. Khi được người khác giúp đỡ thì những con người Việt Nam sẽ thể hiện lòng kính mến bằng sự biết ơn. Nhưng sự biết ơn ấy không phải là nói qua loa cho có mà nó xuất phát từ một sự chân thành tận đáy lòng.

         Kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam rất giàu đẹp và phong phú. Mang đến nhiều ý nghĩa và nội dung tâm đắc đến cho mọi người. Câu tục ngữ ”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một trong số đó. Với hai từ ”Ăn quả” là tượng trưng cho những người được thừa hưởng những cái ma người khác tạo ra. Còn ” kẻ trồng cây” chính là người bỏ công để làm nên. Từ ”nhớ” trong câu tục ngữ trên giữ vai trò quan trọng trong ý nghĩa lẫn nội dung câu. Nó là mấu chốt cho sự biết ơn của người ăn quả đối với kẻ trồng cây. Và với câu tục ngữ ”Uống nước nhớ nguồn” cũng tương tự như thế. ”Uống nước” đồng nghĩa với ”ăn quả”, ”nguồn” đồng nghĩa với ”kẻ trồng cây”.

        Một trong số những việc làm thiết thực nhất để con người Việt Nam bày tỏ sự biết ơn là: tổ chức các lễ hội, các ngày cúng giỗ, ngày Thương binh liệt sĩ, Nhà giáo Việt Nam, Quốc tế Phụ nữ, … và một số ngày lễ trọng đại khác. Mỗi năm các ngày lễ, phong tục ấy luôn được mọi người nhớ đến và tổ chức khá long trọng. Toàn thể đất nước luôn cố gắng cống hiến công sức của mình, góp phần cho đất nước mình giàu mạnh. Vậy thì, họ được tổ chức các ngày dành riêng cho mình là rất xứng đáng. Và người Việt Nam cũng không thể sống nếu thiếu các phong tục, lẽ hội ấy được. Vì nó đã trở thành thói quen tốt, truyền thống của dân tộc ta.

        Tóm lại, câu tục ngữ chính là sự tự hào của người Việt Nam, là bằng chứng cho đạo đức của những người ấy.

    # No copy

    $@$ $Munz$

    Trả lời

Viết một bình luận