c1 .ròng rọc là gì?nó giúp con người làm việc nhẹ nhàng, dễ dàng hơn như thế nào? c2 .hãy nêu sự nở vì nhiệt của các chất rắn

By Abigail

c1 .ròng rọc là gì?nó giúp con người làm việc nhẹ nhàng, dễ dàng hơn như thế nào?
c2 .hãy nêu sự nở vì nhiệt của các chất rắn ,lỏng,khí?
c3 .nhiệt kế là gì?cho biết nhiệt độ nước đá đang tan và hơi nước đang sôi
c4 .sự nóng chảy và đông đặc là gì?
c5 .sự ngưng tụ và bay hơi là gì?tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
c6 .tại sao rót nước ra khỏi phích mà đậy nắp vào ngay thì nút bị bật ra ? làm thế nào để tránh được hiện tượng này

0 bình luận về “c1 .ròng rọc là gì?nó giúp con người làm việc nhẹ nhàng, dễ dàng hơn như thế nào? c2 .hãy nêu sự nở vì nhiệt của các chất rắn”

  1. C1:

    Ròng rọc là một bánh xe, dễ dàng quay được quanh một trục, trên vành bánh xe có xẻ rãnh để đặt dây kéo.

    Nó giúp con người làm việc nhẹ nhàng, dễ dàng hơn:

    – Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp (không cho ta lợi về lực và cũng không cho ta lợi về đường đi).

    – Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật (lợi về lực nhưng lại thiệt về đường đi).

    C2:

    Chất rắn:

    – Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

    – Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

    Chất lỏng:

    – Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

    – Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

    Chất khí:

    – Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

    – Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

    => Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

    C3:

    – Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ. Ngoài ra còn có một số loại nhiệt kế như: Nhiệt kế kim loại (hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của một băng kép), nhiệt kế đổi màu (dựa vào đặc điểm của một số chất có tính đổi màu theo nhiệt độ, thường dùng trong y tế) và nhiệt kế hiện số.

    – Thang nhiệt độ Xenxiut, đơn vị là oC, quy ước nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC và nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 100oC.

    – Thang nhiệt độ Farenhai, đơn vị là oF, quy ước nhiệt độ của nước đá đang tan là 32oF và nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 212oF.

    => Vậy 1oC trong thang nhiệt độ Xenxiut bằng 1,8oF trong thang nhiệt độ Farenhai.

    C4:

    – Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn gọi là thể đông đặc.

    – Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau

    – Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi.

     C5:

    – Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.

    – Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

    – Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
    C6:

    Khi rót nước ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích.

    Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.

    Trả lời
  2. Đáp án:

     C1:

    Ròng rọc là 1 trong những loại máy cơ đơn giản. 

    Ròng rọc động cho ta lợi về lực. Lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật 

    Ròng rọc cố định chỉ cho ta lợi về hướng đi.

    C2

    Các chất đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. 

    Các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau 

    Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. 

    Khí > lỏng > rắn.

    C3

    Nhiệt kế là dụng cụ để đo nhiệt độ. 

    Nước đá đang tan là 0°C

    Hơi nước đang sôi là 100°C

    C4

    Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng 

    Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

    C5

    Ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng 

    Bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang sang thể hơi

    Phụ thuộc: diện tích mặt thoáng, gió, nhiệt độ 

    C6

    Khi rót nước nóng vào phích, sẽ có lượng không khí tràn vào bên trong, nên ta vội đậy nút lại, không khí chưa kịp thoát ra, mà nước lại nóng không khí giãn nở tạo áp lực làm nút bị bật ra.

    Để tránh hiện tượng này: khi rót nước vào ta cần đợi một lúc cho không khí tràn ra ngoài rồi mới đậy nút lại.

    Giải thích các bước giải:

     

    Trả lời

Viết một bình luận