các bạn tìm tài liệu ở đâu cx đc, giúp mk với! Tài nguyên khoáng sản có vô tận không? Việt Nam có những hướng khai thác khoáng sản như thế nào cho hợp

By Melody

các bạn tìm tài liệu ở đâu cx đc, giúp mk với! Tài nguyên khoáng sản có vô tận không? Việt Nam có những hướng khai thác khoáng sản như thế nào cho hợp lí?

0 bình luận về “các bạn tìm tài liệu ở đâu cx đc, giúp mk với! Tài nguyên khoáng sản có vô tận không? Việt Nam có những hướng khai thác khoáng sản như thế nào cho hợp”

  1. Khai thác tài nguyên khoáng sản bền vững

    Nhà nước đã giao cho các tập đoàn kinh tế quyền là chủ mỏ trên toàn quốc. Tuy nhiên, lâu nay ở từng địa phương vẫn tồn tại cơ chế tự phát, tức là muốn thì địa phương vẫn có thể giao cho một số doanh nghiệp “sân sau” khai thác ké DNNN. Từ vấn đề ranh giới mỏ Nhà nước – tư nhân, căng thẳng lại càng lên cao khi hiện tượng khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản xuất hiện. Khoáng “tặc”, “thổ phỉ” kéo theo các hậu quả nghiêm trọng như tàn phá môi trường, làm thất thoát, lãng phí tài nguyên.

    Ví dụ trong khai thác vàng, nếu sử dụng cyanur – một loại hóa chất độc hại để thu hồi vàng – thì nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề; khai thác chì, kẽm, thiếc, than ở các tỉnh miền núi phía bắc cũng gây ra tình trạng tương tự; khai thác quặng ilmenit dọc bờ biển đã phá hoại các rừng cây chắn sóng, chắn gió, chắn cát ven biển; khai thác cát, sỏi lòng sông gây xói lở bờ, đê, kè, ảnh hưởng các công trình giao thông, gây ô nhiễm nguồn nước; khai thác đá vật liệu xây dựng phá hoại cảnh quan, môi trường, gây ô nhiễm không khí.

    Kinh nghiệm từ các DNNN cho thấy, muốn khai thác tài nguyên khoáng sản bền vững, cần phải xác định rõ mức khai thác sản lượng bền vững (mức khai thác vừa đủ để các nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh được) và không được phép khai thác quá sản lượng bền vững này. Kế đó phải quản lý tốt các nguồn tài nguyên không phục hồi, sử dụng những kỹ thuật tiên tiến để giảm hao phí tài nguyên, chống nạn phế thải bừa bãi, thay đổi cách hoạt động và tiêu dùng của con người để giảm bớt sự tiêu dùng các nguồn tài nguyên này, có phương pháp tái sinh thích hợp để quay vòng sử dụng các nguồn tài nguyên không phục hồi một cách hiệu quả nhất.

    Vấn đề quan trọng không kém, đó là phải tôn trọng khả năng chịu tải của hệ sinh thái: sự tác động của con người đối với trái đất tùy thuộc vào số lượng người, mức độ sử dụng và lãng phí các nguồn tài nguyên và năng lượng. Giới hạn chịu đựng của trái đất hay của một hệ sinh thái gọi là mức chịu đựng tối đa. Mọi hoạt động của con người phải tôn trọng giới hạn đó.

    Khai thác ở đây cũng cần được hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất là hoạt động khai thác theo đúng khái niệm, tức là tổ chức thu thập tài nguyên. Vấn đề thứ hai quan trọng hơn gấp nhiều nhiều lần, đó là khai thác các mặt giá trị gia tăng của tài nguyên sau… khai thác thô, từ đó bắt tài nguyên quay lại phục vụ nền kinh tế, phục vụ xã hội. Thiết nghĩ đó mới là vấn đề đáng lưu tâm nhất của khai thác tài nguyên khoáng sản.

    Trả lời

Viết một bình luận