các thành phần cấu tạo nên ngôn ngữ lập trình, cấu trúc chung của chương trình,một số từ khóa thường dùng trong pascal đã học (begin, end, var, progra

By Abigail

các thành phần cấu tạo nên ngôn ngữ lập trình, cấu trúc chung của chương trình,một số từ khóa thường dùng trong pascal đã học (begin, end, var, program,…).

0 bình luận về “các thành phần cấu tạo nên ngôn ngữ lập trình, cấu trúc chung của chương trình,một số từ khóa thường dùng trong pascal đã học (begin, end, var, progra”

  1. 1. Các ký hiệu sử dụng trong Pascal

    Bất cứ một ngôn ngữ lập trình nào cũng được xây dựng từ một số hữu hạn các ký hiệu. Trong ngôn ngữ Pascal được xây dựng từ các ký hiệu:

    Begin, end, var, while, do, {, }, ;, …

    Và các kí tự a, b, c, d, …, A, B, C, D, …, 1, 2, 3, 4, …

    Ngôn ngữ Pascal không dùng các ký hiệu của bộ chữ Hy Lạp.

    Để xây dựng thành chương trình, các ký hiệu phảI tuân theo những quy ước về ngữ pháp và ngữ nghĩa quy định của Pascal.

    a) Danh hiệu (identifiler)

    Trong Pascal, để đặt tên cho các biến, hằng, kiểu, chương trình con, ta dùng danh hiệu (indentifiler). Danh hiệu trong Pascal quy định bắt đầu phảI là một chữ cái, sau đó có thể là chữ cái, chữ số hau là dấu gạch dướI “_”.

    Ví dụ:

    Tam
    X
    PT_bac_1
    Delta
    Z200

    Ví dụ: các biến sau không phảI là danh hiệu

    2bien
    n!
    Bien x

    Trong Pascal danh hiệu không phân biệt chữ thường và chữ hoa.

    Ví dụ: y vớI Y là một. Thanh_Da và THANH_dA là một.

    Chú ý: Chúng ta không nên đặt danh hiệu trùng vớI danh hiệu của ngôn ngữ và nên dùng danh hiệu có tính gợI nhớ để dễ viết và kiểm tra chương trình, người đọc cũng cảm thấy dễ hiểu.

    Ví dụ: Write, Writeln, read, readln, sqrt, integer, real …

    b) Từ khoá (key word)

    Trong ngôn ngữ có những từ được dành riêng như là những phần tử tạo nên ngôn ngữ. Do đó chúng ta không được đặt những danh hiệu trùng với những từ dành riêng này. Người ta thường gọi những từ này là từ khoá (key word).

    Ví dụ: Program, begin, end, while, do, procedure, function, type, var 

    Từ dành riêng này cũng không phân biệt chữ thường và chữ hoa.

    Một số từ dành riêng trong ngôn ngữ lập trình Pascal

    c) Khoảng trắng, dấu chấm phẩy, dấu móc, dấu nháy đơn, toán tử, toán hạng.

    • Khoảng trắng “ “: Dùng để cách biệt 2 từ trong chuỗi.
    • Dấu chấm phẩy “;”: Dùng sau tên chương trình, sau các câu lệnh. 
    • Dấu móc “{ }”: Trong Pascal những gì đặt trong hai dấu móc sẽ là phần ghi chú.
    • Dấu nháy đơn “’”: Dùng để bao một chuỗi.
    • Toán tử: Đặt giữa hai toán hạng. Ví dụ: x+2, y=8, 7>3, x<7, z>=y … vậy +, =, >, <, <= là các toán tử, còn hai bên sẽ là các toán hạng.

    >>>> Xem thêm: Ngôn ngữ lập trình Python: Khái niệm, Công dụng và cách Cài đặt

    2/ Cấu trúc một chương trình Pascal

    Một chương trình trong Pascal gồm các phần khai báo và sau đó là thân

    của chương trình.

    • Khai báo Program
    • Khai báo Uses
    • Khai báo Label
    • Khai báo Const
    • Khai báo Type
    • Khai báo Var
    • Khai báo các chương trình con (thủ tục hay hàm)
    • Thân chương trình

    Thân của chương trình được bắt đầu bằng từ khoá Begin và kết thúc bằng từ khoá End và dấu chấm “.”. Giữa Begin  End. là các phát biểu.

    Ví dụ:

    Program Chuongtrinhmau;
    Uses
    ……
    Label
    ……
    Const
    ……
    Type
    ……
    Var
    ….. (Khai báo tên và kiểu của các biến)
    Function …
    End;
    Procedure …
    End;
    Begin
    ……
    ……
    End.

    Thông thường trong một chương trình Pascal, các khai báo Uses, Label, const, type, Function, Procedure có thể có hoặc không tuỳ theo bài, nếu không dùng biến thì cũng không cần khai báo Var (như ví dụ ở bài 1), tuy nhiên hầu hết các chương trình đều dùng khai báo Program, var các biến và thân chương trình.

    >>>> Xem thêm: Ngôn ngữ lập trình C: Khái niệm, Ứng dụng và Cách cài đặt

    Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình Pascal

    Quan trọng nhất khi viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình Pascal đó là phải xác định được phần cốt lõi của thân chương trình để giải quyết thành công yêu cầu đề ra. Sau đó là phần nhập dữ liệu ở đầu chương trình và xuất kết quả ở cuối chương trình. Cuối cùng là thêm phần khai báo, cần dùng những biến nào khai báo trong phần Var, đặt tên chương trình trong phần khai báo program.

    Ví dụ: Để giảI phương trình bậc nhất là phát biểu If vớI điều kiện là các trường hợp a bằng hay khác 0, b bằng hay khác 0. Trong phần lõi thường không có nhập xuất.

    Tóm lại: Khi viết một chương trình, đầu tiên đừng nghĩ tên chương trình là gì, dùng các biến nào, khoan nghĩ đến phảI nhập xuất dữ liệu như thế nào cho đẹp mắt, mà phải tập trung trước tiên vào việc viết phần lõi của chương trình sao cho thể hiện chính xác qua giải thuật.

    Do đây là đáp án tham khảo một số kiến thức trên mạng mình tìm được ạ mong bạn xem xét và duyệt giúp hoặc có chỗ nào sai xin bạn cho ý kiến nhé.Mình cảm ơn nhiều

    Trả lời
  2. thành phần cấu tạo nên 1 ngôn ngữ lập trình: Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có ba thành phần cơ bản: bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.

    cấu trúc chung của 1 chương trình:

     -phần khai báo

          +khai báo tên chương trình

          +khai báo thư viện

          +khai báo biến

    -phần thân

    một số từ khóa: begin,end,var,uses,program,…..

     

    Trả lời

Viết một bình luận